ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 03:43:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xứng đáng với kỳ vọng của cử tri

Báo Cà Mau (CMO) Hội đồng Nhân dân tỉnh là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra. Kỳ họp thứ 10 sắp diễn ra cũng chính là kỳ họp kiểm điểm, đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HÐND tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 trong chặng đường ngót nửa nhiệm kỳ đã qua. Sự kiện này càng có ý nghĩa, khi cùng thời điểm Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau kiểm điểm và đánh giá kết quả một nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau khoá XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, đã dự báo về tình hình của địa phương trong năm 2023: “Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Cà Mau còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn”. Vì vậy, kỳ họp lần này sẽ là nơi mà cử tri toàn tỉnh hết sức quan tâm, đặt nhiều kỳ vọng.

Ngay trước khi diễn ra kỳ họp, theo quy định, các tổ đại biểu HÐND tỉnh Cà Mau khoá X đã tiến hành hội nghị tiếp xúc cử tri để thông tin về nội dung, chương trình dự kiến của kỳ họp; nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri trong toàn tỉnh gởi đến cơ quan dân cử. Ðiểm qua ý kiến cử tri trong tỉnh tại các buổi tiếp xúc vừa diễn ra, dễ dàng nhận thấy những mối quan tâm, trăn trở lớn của cử tri.

Vấn đề hạ tầng cơ sở phục vụ dân sinh, mà nổi cộm là giao thông và điện ở vùng nông thôn hầu như luôn “nóng” trong mỗi đợt tiếp xúc cử tri. Ðây là nhu cầu thiết yếu không chỉ đảm bảo đời sống của Nhân dân, mà còn là điều kiện hết sức cơ bản để vùng nông thôn vươn mình phát triển. Ðơn cử như trăn trở của cử tri xã Phú Tân, huyện Phú Tân. Cho đến hiện tại, tuyến giao thông huyết mạch về trung tâm xã này vẫn phải đi nhờ qua xã bạn là Tân Hải. Ðó là chưa kể việc ở những tuyến, nhánh xa, người dân chưa có lộ giao thông để đi lại, giao thương. Cử tri xã Phú Tân luôn mong ngóng một trục lộ giao thông huyết mạch đấu nối với các tuyến giao thông lớn, vì chỉ khi có “đường lớn thì mới phát triển nhanh”.

Cử tri Lê Văn Ngon, xã Phú Tân, huyện Phú Tân trăn trở về hạ tầng nông thôn của địa phương còn nhiều vấn đề bất cập.Cử tri Lê Văn Ngon, xã Phú Tân, huyện Phú Tân trăn trở về hạ tầng nông thôn của địa phương còn nhiều vấn đề bất cập.

Dẫu biết nguồn lực đầu tư của Nhà nước là có giới hạn, song, nguyện vọng của cử tri là hết sức khẩn thiết, chính đáng. Trong khi Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh Cà Mau đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, thì đây đó, vẫn còn những bà con phải xài điện chia hơi, chưa có con lộ giao thông đi lại thì vẫn là một điều trăn trở. Vấn đề là phải tìm ra đáp án cả về giải pháp, nguồn lực và tổ chức thực hiện để phát triển đồng bộ hạ tầng cơ sở, nhất là ở các địa bàn nông thôn. Câu hỏi này rất cần sự quan tâm thấu đáo của từng đại biểu và của cơ quan dân cử.

Trong thời điểm này, người nông dân Cà Mau, nhất là người nuôi tôm đang rất lo lắng. Giá cả thu mua tôm nguyên liệu liên tục giảm, người nuôi mất mùa thì đã đành, nhưng người trúng mùa cũng không thể vui. Con tôm là mặt hàng chủ lực, là thế mạnh kinh tế chiến lược và niềm tự hào lớn của Cà Mau, nhưng người nuôi tôm đang gánh chịu quá nhiều rủi ro. Chi phí đầu tư ngày càng cao, giá tôm giảm, chưa kể chuyện nuôi tôm của phần nhiều nông dân vẫn theo kiểu may rủi. Trớ trêu hơn, các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau còn phải nhập tôm nguyên liệu từ các nước khác như Ấn Ðộ, Ecuador, một thông tin mà phần đông người nông dân Cà Mau mới nghe đều ngơ ngác, tưởng chừng vô lý. Quy hoạch sản xuất, mà con tôm là câu chuyện đã, đang và sẽ phải tính toán của tỉnh. Câu chuyện này, cử tri đang rất muốn được thông tin, và quan trọng hơn, là phải có con đường, hành động để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đã qua.

 Ngành hàng tôm của tỉnh Cà Mau đang đối diện nhiều khó khăn, từ người nuôi tôm đến các doanh nghiệp. (Ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu thuỷ sản Tân Thành, chi nhánh Phú Tân).

Môi trường và biến đổi khí hậu tiếp tục là vấn đề được cử tri Cà Mau gởi gắm nhiều ý kiến. Tình trạng sạt lở hiện nay tại Cà Mau không chỉ diễn biến phức tạp ở khu vực ven biển, mà còn ở trong khu vực ven sông, sâu trong nội địa. Sạt lở không chỉ đơn thuần thiệt hại về tài sản, đe doạ tính mạng người dân, mà còn kéo theo thiệt hại về hạ tầng cơ sở, về cơ hội sinh kế của bà con. Biến đổi của thiên nhiên cũng làm cho tình trạng bồi lắng diễn ra ở hàng loạt các cửa biển trọng yếu của Cà Mau, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của ngư dân. Kéo theo đó, kinh tế biển nhiều nơi không thể trở mình để phát triển, thậm chí còn bị suy giảm so với trước.

Liên quan đến đời sống người dân, vấn đề môi trường là chuyện thiết thân, đau đáu. Vẫn còn đó kiến nghị của cử tri đối với một khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí nhiều năm qua chưa giải quyết dứt điểm. Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, từ đô thị cho đến nông thôn vẫn là vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, nhưng tình hình chưa có những chuyển biến rõ rệt. Và cũng là môi trường, chuyện người nuôi tôm công nghiệp với người nuôi tôm quảng canh, vẫn chưa có hồi kết cho những lấn cấn.

Tình trạng biến đổi khí hậu, sạt lở diễn ra ở bờ biển, bờ sông tại Cà Mau đang là nguy cơ đe doạ hiển hiện. (Tình trạng sạt lở tại bờ biển Tây, thuộc địa phận xã Khánh Hội, huyện U Minh, ảnh chụp ngày 31/5/2023).

Ðối với lĩnh vực chính sách người có công, mỗi lần tiếp xúc cử tri đều có ý kiến liên quan. Việc rà soát, giải quyết chính sách người có công đúng quy định là công việc tỉnh Cà Mau hết sức quan tâm, triển khai hiệu quả, song, vẫn còn đây đó những trường hợp thắc mắc, những kiến nghị của người dân. Ðây cũng là một kênh thông tin để các cấp, ngành, đặc biệt là ngành lao động, thương binh và xã hội nắm bắt, từ đó kịp thời giải quyết thấu lý, đạt tình.

Ý kiến về chế độ cho người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm đến cơ quan dân cử không mới. Các quy định hiện hành để áp dụng đã rõ ràng, song, sâu xa hơn, cần phải có sự triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, và trong đó, cần thêm những giải pháp cụ thể để hỗ trợ, đồng hành, khuyến khích sự đóng góp, cống hiến của những người làm công tác ở tuyến “cơ sở của cơ sở này”.

Nghị trường của Kỳ họp lần thứ 10, HÐND tỉnh khoá X sẽ có hàng loạt vấn đề quan trọng khác của địa phương, đánh giá những gì làm được, những gì còn tồn tại; phương hướng, giải pháp khắc phục không chỉ cho toàn nhiệm kỳ, mà còn là tương lai phát triển của tỉnh Cà Mau. Ở đó, những tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị và sự mong mỏi của cử tri cũng chính là những “điểm nghẽn” cần được từng đại biểu, cơ quan dân cử thật sự quan tâm, thật sự xứng đáng với vai trò và trọng trách mà Nhân dân gởi gắm.


Kỳ họp thứ 10, HÐND tỉnh Cà Mau khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra trong 3 ngày, phiên khai mạc vào ngày 5/7. Nội dung của kỳ họp này dự kiến thông qua 23 báo cáo, thông qua 21 dự thảo nghị quyết, phiên thảo luận nghị trường; chất vấn và trả lời chất vấn. Kỳ họp sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng Ðài PT-TH tỉnh Cà Mau (CTV) để toàn thể cử tri tỉnh Cà Mau theo dõi.


 

Phạm Quốc Rin

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.