ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 21:20:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Anh hùng của biển”

Báo Cà Mau Cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn 1930-1975, tác giả Tiết Văn Dũng (Cà Mau) với kịch bản phim truyền hình “Anh hùng của biển” được Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam trao giải năm 2015.

Cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn 1930-1975, tác giả Tiết Văn Dũng (Cà Mau) với kịch bản phim truyền hình “Anh hùng của biển” được Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam trao giải năm 2015.

Kịch bản phim truyện truyền hình “Anh hùng của biển” phản ảnh trung thực về cuộc đời hơn 40 năm hoạt động cách mạng của Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND) Bông Văn Dĩa, quê xóm Rạch Gốc (cũ) làng Tân Ân (cũ) huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, trong các thời kỳ từ tiền khởi nghĩa đến kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa.    Tranh của NGÔ THANH HÙNG

Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa xuất thân trong một gia đình ngư dân nghèo. Cha ông là ông Bông Văn Chén, mẹ là bà Nguyễn Thị Thục. Cha mẹ ông là bần cố nông sống trong thời kỳ phong kiến thực dân đô hộ nghèo khổ, thiếu áo đói cơm lại mù chữ, ông Chén, bà Thục lại sinh đông con nên hoàn cảnh gia đình cơ cực hơn!

Lên 9 tuổi, cha mẹ ông cho ông làm con nuôi vợ chồng người Pháp có đồn điền cao su ở Biên Hoà những mong thay đổi cuộc đời, con được biết chữ.

Về đây, ông được đi học, nhưng thật ra cũng là để làm mướn không công. Ông từng chứng kiến cảnh bóc lột người lao động đi phu, đối xử hà khắc với công nhân lao động, đời sống cơ cực, vất vả; khi bị tai nạn lao động không được chạy chữa tới nơi. 8 năm sau, ông rời bỏ gia đình cha mẹ nuôi tìm về với quê hương Rạch Gốc, theo cha ông làm nghề đóng ghe lưới biển và sau đó làm bạn lưới gộc và trở thành người lái ghe lưới giỏi có nhiều kinh nghiệm về biển cả.

Bông Văn Dĩa tánh tình hiền lành, thật thà luôn được bà con xóm làng quý mến và kính trọng. Lớn lên khi được giác ngộ, ông đã trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường, được cấp trên tin tưởng tín nhiệm, luôn thể hiện một ý chí sắt đá, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng bị ông khuất phục.

Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1934-1944), sau khi được Phan Ngọc Hiển giác ngộ cách mạng, ông đã chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, tham gia vào mạng lưới hoạt động bí mật khởi nghĩa Hòn Khoai, bị tù đày. Sau khi ra tù Côn Ðảo, ông tiếp tục hoạt động cách mạng, che giấu và bảo vệ lãnh tụ, lãnh đạo trong thời kỳ khó khăn quyết liệt nhất.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ông luôn được Ðảng và cấp trên tin cậy giao nhiều trọng trách, mang tiền, vàng cùng với đồng đội tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển qua Thái Lan, trao đổi thu mua và sản xuất vũ khí, đạn dược trên đất bạn, vận chuyển về phục vụ chiến trường miền Nam. Ông đã cùng đồng đội tổ chức thành công nhiều đợt vận chuyển vũ khí về nước vừa bằng đường biển vừa bằng đường bộ. Trên hành trình vận chuyển vượt biển và băng rừng, ông đã cùng với các đồng đội nhiều lần chạm trán và anh dũng chiến đấu với bọn hải tặc và sơn tặc bảo vệ tài sản cho cách mạng. Ngoài ra, ông còn có công tham gia tổ chức lực lượng vũ trang hải ngoại gồm các con em Việt kiều Thái Lan và Campuchia yêu nước mang tên bộ đội Trần Phú, bộ đội Cửu Long II với quân số trên 400 người được trang bị vũ khí đưa về nước tham gia chiến đấu.

Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ và bè lũ tay sai (1955-1975), Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa còn là người đầu tiên có công đầu trong việc đi tiền trạm mở con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển từ Nam ra Bắc theo lệnh của Trung ương bằng ghe buồm gắn máy nhưng không có hải đồ và la bàn (1961). Và sau đó đi từ Bắc trở về Nam cũng bằng chiếc ghe ấy với nhiệm vụ thăm dò cửa lạch, bến bãi và nơi để cất giấu vũ khí an toàn, chuẩn bị mở màn cho chiến dịch vận chuyển một lượng vũ khí lớn từ Bắc vào Nam bằng đường biển (4/1962). Tháng 7/1962, Bông Văn Dĩa lại được Trung ương chỉ định đích danh vượt biển trở ra Bắc báo cáo công việc về kết quả tìm bến bãi và địa điểm cất giấu kho tàng. Tháng 10/1962, Bông Văn Dĩa với chức danh là chính trị viên cùng với Thuyền trưởng Lê Văn Một trên tàu Phương Ðông I (thuộc Ðoàn 125) vượt biển mở đường vận chuyển 30 tấn vũ khí trên chuyến tàu đầu tiên từ miền Bắc vào miền Nam an toàn.

Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa có công rất lớn trong việc tổ chức đón tiếp hằng chục chuyến tàu chở vũ khí từ Bắc vào Nam; giữ tuyệt đối bí mật bến bãi, kho tàng và tiếp nhận hàng ngàn tấn vũ khí, quân trang quân dụng. Sau đó tổ chức vận chuyển phân phối về khắp các chiến trường miền Tây và miền Ðông Nam Bộ một cách trót lọt, trong hoàn cảnh bị tàu chiến và không quân Mỹ, nguỵ bao vây dày đặc khắp nơi, kể cả trên đất liền, trên không và trên biển.

Tháng 6/1967, Ðảng và Nhà nước tổ chức lễ phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho đồng chí Bông Văn Dĩa, cùng với tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.

Từ năm 1968 trở đi, Hạm đội 7 của Mỹ tăng cường kiểm soát gắt gao vùng biển từ Gành Hào đến chót mũi Cà Mau. Thời gian này, tàu không số của Ðoàn 125 có 5 trường hợp phải chiến đấu với tàu địch và các cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đều kết thúc với phương án: Ta tự phá huỷ tàu, quyết không để vũ khí rơi vào tay giặc, không để lộ hành trình vận chuyển của con tàu.

Có 2 trường hợp khác, khi tàu vào bến đã bóc dỡ hàng hoá, vũ khí xong có 1 tàu bị mắc cạn nơi mé biển, không thể di chuyển được buộc phải phá huỷ để khỏi bị lộ; 1 tàu sau khi rời bến trở ra miền Bắc đụng địch ở ngoài khơi. Qua 3 giờ chiến đấu với tàu địch, quay trở lại được lực lượng ở bến hiệp đồng chiến đấu ngăn tàu địch. Khi tàu ta vào được bến mang hàng trăm vết đạn, do điều kiện kỹ thuật con tàu không thể ra Bắc được nữa, đó là con tàu mang bí số 69.

Với sự thiệt hại của 7 con tàu và nhiều sĩ quan, thuỷ thủ hy sinh, Bộ Tổng tham mưu chỉ thị kết thúc vận chuyển bằng tàu sắt của Ðoàn 125 đến các bến của Trung đoàn 962.

Công việc càng khó càng thấy rõ sự sáng tạo vận tải bằng phương pháp bán công khai tàu 2 đáy. Ông Bông Văn Dĩa và ông Phan Văn Nhờ (có bí danh Tư Mao cũng được phong tặng Anh hùng LLVTND) đã mưu trí tổ chức cho đồng đội vượt qua hàng rào dày đặc của hải lục không quân Mỹ và nguỵ, tiếp tục vận chuyển vũ khí vào Nam cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Kịch bản phim “Anh hùng của biển” gồm 48 tập, mỗi tập có tên như sau:

Tập 1: Con nuôi; Tập 2: Ðường cách mạng; Tập 3: Lễ hội Kỳ Yên; Tập 4: Bước ngoặt; Tập 5: Hòn Khoai khởi nghĩa; Tập 6: Ước nguyện chưa thành; Tập 7: Sa cơ; Tập 8: Chí khí; Tập 9: Bất khuất; Tập 10: Ðịa ngục; Tập 11: Tử biệt sanh ly; Tập 12: Hầm tối biệt giam; Tập 13: Thời cơ; Tập 14: Ðoàn viên; Tập 15: Sống giữa lòng dân; Tập 16: Toàn dân kháng chiến; Tập 17: Ðường xuyên Tây; Tập 18; Kiều bào; Tập 19: Cá chậu chim lồng; Tập 20: Tháo cũi sổ lồng; Tập 21: Dân tộc chung lòng; Tập 22: Ðường bộ xuyên Tây: Tập 23: Bộ đội Trần Phú:  Tập 24: Bến Ðầy Chảo; Tập 25: Sơn tặc; Tập 26: Thăm vợ; Tập 27: Vận tải tốc hành; Tập 28: Biến cố; Tập 29: Dời trạm; Tập 30: Nước về nguồn; Tập 31: Tập kết; Tập 32: Dệt đường thống nhất; Tập 33: Trung hiếu lưỡng toàn; Tập 34: Mạch ngầm; Tập 35: Mở đường; Tập 36: Tàu Phương Ðông I; Tập 37: Bến cảng lòng dân: Tập 38: Ý chí kiên cường; Tập 39: Tận sào huyệt địch; Tập 40: Tàu và Bến; Tập 41: Hoa bất tử; Tập 42: Tàu hai đáy; Tập 43: Ðường huyền thoại; Tập 44: Phản bội; Tập 45: Táo bạo thi gan; Tập 46: Mùa xuân đại thắng; Tập 47:  Thống nhất; Tập 48: Quê hương.

Thời lượng mỗi tập phim 45 phút. Lời thơ minh hoạ cho đoạn kết phim “Anh hùng của biển”:

………………….

Ðể lực lượng ta đánh đổ quân thù

Vượt hiểm nguy qua bao lần sinh tử

Hồn vẫn thắm tươi, thơm ngát tình đời

Thêm lần nữa trên tàu con vượt biển

Ði mở đường hậu phương tiếp lửa tiền phương

Ơi! Người là cánh Hải Âu trên biển

Nơi lòng đất quê hương thanh thản tươi cười.

Vào lúc 22 giờ 30 phút, ngày 31/5/1982, trái tim nồng nàng yêu nước của Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa đã ngưng đập, ông ra đi ở tuổi 78.

Tang lễ của ông được cử hành trọng thể, đông đảo cán bộ và Nhân dân đến dự, đặc biệt là có Thượng tướng Trần Văn Trà.

Ngôi mộ ông Bông Văn Dĩa nằm kề bên ngôi mộ bà Nguyễn Thị Hoài, người vợ chung thuỷ của ông nơi quê nhà. Tấm gương của ông và lòng chung thuỷ của bà là nét đẹp bền lâu, giá trị tinh thần vô cùng quý báu cần được giữ gìn như ông cha ta thường dạy bảo con cháu với câu: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.

Bên dòng sông Rạch Gốc, nơi gia đình ông ngày nào, giờ đây có “Ngôi nhà tưởng niệm Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa”, ngày ngày cán bộ và Nhân dân đến thắp hương tưởng niệm./.

Nguyễn Hoe (Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Minh Hải)

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Bến Dựa một lần về

Bến Dựa chỉ là một đoạn sông ngắn, hằng ngày cần mẫn làm người trung chuyển đưa nước lớn về ngã ba Cái Đuốc, ngọn Cái Ngay; tiễn nước ròng ra Cái Nháp, đổ ra ngã ba Tam Giang, xuôi về biển cả. Khu rừng bên bờ Đông Bến Dựa nơi cơ quan Huyện uỷ Tư Kháng (Đầm Dơi ngày nay), làng rừng Huỳnh Ngọc Điệp tồn tại.

Chiều Sài Gòn

Tựa bài viết “Chiều Sài Gòn” nghe như chơi vơi, rất xưa, bởi Sài Gòn - Gia Ðịnh đã có hơn 300 năm tuổi, thì đồng nghĩa cũng có hơn một triệu buổi chiều. Nhưng “Chiều Sài Gòn” tôi viết đây chỉ là chiều 30/4/1975, buổi chiều đầu tiên “Sài Gòn ơi ta đã về đây” như lời bài hát một thời có sức hút mạnh mẽ.

Huyền thoại biệt động thành Cà Mau

Thị xã Cà Mau những năm cuối thập niên 1950, dưới chế độ Mỹ - Diệm, không khí ngột ngạt bởi những cuộc càn quét, bắt bớ. Đám cảnh sát mật vụ, lính bảo an lùng sục khắp nơi, ráo riết truy lùng những người kháng chiến cũ, những người mà chúng nghi là "Việt cộng nằm vùng".