ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 03:56:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Bốn đồng hành” xây dựng nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Những ngôi nhà khang trang, hiện đại ở nông thôn mọc lên ngày càng nhiều, cùng với đó là những con đường bê tông mới mở từ sự chung tay của cán bộ và Nhân dân. Bên đường luôn được trang trí bằng những khóm hoa, hàng rào đủ sắc màu… Tất cả tạo nên bức tranh đa sắc màu cho vùng quê Phú Tân.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Tân tạo nên sự thay đổi tích cực về đời sống, bộ mặt nông thôn và cả cách nghĩ, cách làm của cán bộ và Nhân dân. Đó là sự chung tay xây dựng hạ tầng nông thôn và cùng nhau thi đua phát triển kinh tế để có cuộc sống đầy đủ hơn.

Đồng hành phát triển hạ tầng nông thôn

Tuyến lộ bê tông Bào Rông - Ao Sen - Xã Chiếu, thuộc ấp Đất Sét, xã Phú Thuận chiều ngang 1,5 m, dài 5.500 m được triển khai thi công đáp ứng sự mong mỏi bấy lâu của người dân nơi đây. Con lộ vừa thi công phía trước thì phía sau, cán bộ cùng người dân thực hiện ngay việc san lấp đất lề lộ, trồng cây xanh, cây cảnh. Con lộ thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, Nhân dân góp 30%, người dân rất đồng tình. Với mỗi mét tới hơn 90 ngàn đồng, có hộ đóng góp hơn 10 triệu đồng để thực hiện. Đổi lại, người dân có con lộ đi lại sạch sẽ, sản xuất, buôn bán hết sức thuận tiện, mở ra hướng phát triển mọi mặt cho bà con.

Ông Trương Bình Đẳng có mặt tiền đất khá dài, mức đóng góp hơn 7 triệu đồng. Ông tâm sự: "Làm con lộ này bà con trong ấp rất mừng. Trước giờ gần 100 hộ dân ở đây sống như một xóm đảo, đi lại phải bằng xuồng, giờ có lộ, niềm mong mỏi của bà con đã thành hiện thực. Làm lộ rồi trồng bông hoa, trồng cây xanh cho đẹp, đẹp cảnh nhà mình".

Với phương châm Nhà nước, Nhân dân cùng làm, huy động các nhà tài trợ ủng hộ, đến nay huyện Phú Tân có hơn 760 km lộ bê tông và 548 cây cầu trên tuyến, phục vụ việc đi lại, sản xuất, đời sống của người dân, rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị, nhất là về khả năng tiếp cận các điều kiện dịch vụ đời sống.

Cán bộ cùng dân xây dựng nông thôn mới.

Ra sức thực hiện tiêu chí của hộ gia đình

Huyện Phú Tân xác định vai trò của người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, lấy sức dân để phục vụ cho dân dưới sự tiếp sức hỗ trợ tích cực của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể. Phương châm này thể hiện tích cực trong phong trào cán bộ cùng dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

Để phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chương trình, Huyện uỷ Phú Tân đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết mang tính chuyên đề trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là Nghị quyết chuyên đề số 04 của Huyện uỷ về giao trách nhiệm đảng viên, cán bộ, hội viên các đoàn thể hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới gắn với văn minh đô thị của hộ gia đình. Nghị quyết này là động lực chính cho phong trào xây dựng nông thôn mới trong huyện. Các xã cụ thể hoá nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của từng hộ gia đình thành những đầu công việc cụ thể để phát động, nhắc nhở người dân thực hiện, như tăng gia sản xuất, bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

Ông Phạm Văn Nở, ấp Trống Vàm, xã Phú Thuận, thuộc lòng 13 đầu công việc mà địa phương phát động người dân thực hiện. Theo ông, thực ra đây là những công việc hàng ngày của người dân để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giữ gìn vệ sinh môi trường, làm đẹp nhà mình, làm đẹp đường lộ, đẹp nông thôn... nên phải thực hiện, rồi động viên bà con lối xóm cùng làm để chung tay xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch UBND xã Phú Thuận Hồ Hởi thông tin, đến thời điểm này, 100% cán bộ, đảng viên trong xã thực hiện đạt các công việc của hộ gia đình như hàng rào, vệ sinh môi trường, trồng hoa màu, cây ăn trái, treo đèn thắp sáng... Từ đó, phát động hơn 90% hộ dân thực hiện đạt các công việc này. Năm nay Phú Thuận là xã chỉ đạo điểm nông thôn mới nên cùng với đầu tư phát triển hạ tầng, xã tập trung mạnh mẽ phong trào cán bộ đồng hành cùng dân xây dựng nông thôn mới để quyết tâm về đích.

Nâng cao đời sống Nhân dân

Theo Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Võ Trường Giang, bước đầu việc phân công cán bộ giúp các xã xây dựng nông thôn mới cho thấy cán bộ có sự sâu sát dân, sát với cơ sở, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Chính quyền, Nhân dân và cả doanh nghiệp thực hiện được phương châm 4 đồng: Đồng lòng, đồng thuận, đồng hành và đồng tiến trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Các xã trong huyện Phú Tân hiện có mức thu nhập bình quân đầu người hơn 41 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so thời điểm năm 2010. Mức hưởng thụ vật chất của người dân nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn hơn 3%, giảm trung bình hàng năm từ 1,5-2%.

Kinh tế phát triển, trước mắt là củng cố các điều kiện về đời sống ổn định hơn. Tỷ lệ nhà ở đạt 3 cứng trở lên theo quy định của Bộ Xây dựng hiện tại gần 78%, tăng hơn 68% so năm 2010. Trên địa bàn cơ bản không còn nhà tạm bợ, dột nát. Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của người dân ngày càng nâng cao. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 76,4%.

Ông Võ Trường Giang cho hay, năm 2019 huyện tập trung quyết liệt cho xã Phú Thuận, xã điểm của tỉnh và khắc phục hạn chế yếu kém của xã Rạch Chèo để đến cuối năm đề nghị công nhận 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Một mặt hoàn thiện về hạ tầng, một mặt phát huy tốt vai trò của người dân trong thực hiện các công việc thuộc về gia đình và tham gia phát triển nông thôn, với sự tiếp sức tích cực của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và huy động doanh nghiệp hỗ trợ./.

Quốc Hiệp

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phối hợp tốt trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển

Chiều 21/2, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố (khu vực từ tỉnh Bình Thuận đến Kiên giang), Hải đoàn Biên phòng với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III trong năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phối hợp năm 2025.

Cần phương án bảo vệ vùng ngọt hoá

Cà Mau là tỉnh duy nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long không có nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn đang là vấn đề ngày càng trở nên cấp bách, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân trong vùng ngọt hoá ở các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau.

Chuyển từ ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Hiện mực nước trên các tuyến kênh vùng ngọt hoá đang giảm dần, đánh dấu mùa khô đang bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm. Ðiều này đồng nghĩa với thách thức phòng chống hạn mặn, nhất là bảo vệ, duy trì vùng ngọt, cũng ngày một lớn hơn.

Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

Rừng tràm U Minh Hạ có diện tích lớn, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho hàng chục ngàn hộ dân, mà từ lâu đã trở thành nét đặc trưng khi nhắc đến Cà Mau, bởi nó có vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen, bảo tồn lịch sử văn hoá và cả phục vụ nghiên cứu, tham quan, trải nghiệm, khám phá du lịch… Do đó, việc bảo vệ và quản lý tốt diện tích rừng U Minh Hạ có ý nghĩa vô cùng quan trọng; trong công tác này cũng có không ít khó khăn.

Phát triển đi đôi với bảo vệ

Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thời gian qua được tỉnh Cà Mau dành sự quan tâm đặc biệt, xem đây là một trong các giải pháp hiệu quả, nhằm thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH).

Hành động sớm, giảm thiệt hại

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống và sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra, nhất là khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn.

Thích ứng linh hoạt, sống chung biến đổi khí hậu

Chủ động tiếp cận, linh hoạt thích ứng và sống chung với biến đổi khí hậu (BÐKH), biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó là quan điểm trong mọi hành động ứng phó với BÐKH trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng như ở giai đoạn tiếp theo.