ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 4-5-25 12:49:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðề phòng thời tiết dị thường

Báo Cà Mau Mùa khô năm nay đã được dự báo từ trước, theo đó, công tác chuẩn bị ứng phó đã được các cấp, các ngành, địa phương triển khai từ sớm, nên những thiệt hại do thiên tai đã giảm đến mức thấp nhất.

Nhằm chia sẻ khó khăn với bà con, nhiều tổ chức và cá nhân đã hỗ trợ nước, dụng cụ chứa nước cho nhiều hộ dân vùng hạn mặn.

Theo nhận định, mùa khô năm nay nghiêm trọng tương đương mùa khô năm 2015-2016. Mùa khô năm 2015-2016 chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng hạn hán, xâm nhập mặn đã gây thiệt hại nhiều diện tích lúa, thuỷ sản, cây ăn trái; gây ra sụt lún, lở đất, hư hỏng 112 km đường giao thông; hơn 12 ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt... ước tổng thiệt hại về tài sản hơn 1.400 tỷ đồng. UBND tỉnh đã phải công bố thiên tai mức độ 1 trên lúa và mức độ 2 trên tôm nuôi.

Mùa khô năm nay, nhờ chủ động triển khai các giải pháp ứng phó từ sớm nên đã giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 17/4, hạn hán làm sạt lở, sụt lún 627 vị trí, với tổng chiều dài 16.562 m (12.437 m lộ bê tông và 4.125 lộ đất đen); cháy 40 ha rừng, ước tổng thiệt hại về tài sản khoảng 23,7 tỷ đồng. Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh. Ngoài ra, hạn hán còn làm cho hơn 3.742 hộ dân bị thiếu hoặc không chủ động được nguồn nước sinh hoạt. Gần 9.000 ha tôm, cua nuôi bị nhiễm bệnh, chết do ảnh hưởng thiếu nước, nhiều diện tích cây trồng bị ảnh hưởng và hơn 37.547,93 ha rừng bị khô hạn, có khả năng xảy ra cháy rừng bất cứ thời điểm nào.

Tuy vậy, những con số trên cũng cho thấy tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, đời sống, sản xuất của người dân trên phạm vi toàn tỉnh. Trong đó, khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các vùng ngọt hoá thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh. Do chưa có nguồn nước ngọt bổ sung nên sản xuất của người dân vùng ngọt phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa, khi xảy ra hạn hán sẽ dẫn đến thiếu nước, nguy cơ nhiễm mặn, phèn làm thiệt hại đến sản xuất của người dân. Việc khắc phục hậu quả cũng sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền của hơn so với các vùng khác.

Hạn hán gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống và sản xuất của người dân.

Theo cảnh báo của các nhà khoa học, sự chuyển pha đột ngột giữa El Nino sang La Nina khiến thời tiết sẽ xuất hiện nhiều hình thái cực đoan dị thường, ngoài quy luật như: nắng nóng, mưa lớn, lũ lụt và dông bão.

Ông Trịnh Xuân Hưng, Giám đốc Ðài Khí tượng thuỷ văn Cà Mau, nhận định, khả năng thời gian El Nino chuyển pha trung tính trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6/2024 với xác suất 82%; sau đó từ trung tính chuyển sang La Nina trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 với xác suất 63% và có xu hướng tăng nhanh trong những tháng tiếp theo. Do ảnh hưởng thời tiết cực đoan, dị thường này, trong cuối tháng 4/2024, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm từ 1-2oC. Thời tiết trong tỉnh khả năng xuất hiện mưa dông vào chiều tối, có lượng mưa nhỏ đến mưa vừa. Giai đoạn chuyển mùa và đầu mùa mưa thường xuất hiện những cơn mưa rất lớn và các hiện tượng thời tiết cực đoan, người dân cần đặc biệt chú ý đề phòng lốc, sét, mưa lớn cục bộ và gió giật mạnh.

Theo ông Hưng, tháng 5-6 là thời kỳ chuyển mùa và bắt đầu mưa vào giữa tháng 5, lượng mưa xấp xỉ trung bình hằng năm, nhiệt độ vẫn ở mức cao, có những đợt nắng hạn cục bộ trong nửa đầu tháng 5, nắng nóng có thể lên tới 36-37oC, số ngày có nắng nóng từ 10-15 ngày; nhiệt độ trung bình tháng 6/2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1oC.

Về thuỷ văn và nguồn nước trong tháng 4 và 5/2024, mực nước trên các sông, rạch tiếp tục xuống thấp dần theo quy luật triều, ít mưa trái mùa nên trong các kênh, rạch vùng ngọt tiếp tục cạn kiệt, thiếu hụt nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, nguy cơ cao xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt hơn trung bình nhiều năm./.

 

Trung Ðỉnh

 

Liên kết hữu ích

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.

Quỹ Phòng, chống thiên tai - Nguồn trợ lực quan trọng

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) - nguồn kinh phí có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là nguồn ngoài ngân sách để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc thu quỹ này không đạt theo kế hoạch đề ra, do đang gặp không ít khó khăn.

Bảo vệ rừng - Giám sát, phòng ngừa từ sớm, từ xa

“Mùa khô năm nay tuy không khắc nghiệt như các năm trước, nhưng diễn biến thời tiết khó lường. Thời điểm này, nhiều nơi trong tỉnh đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa làm trôi lớp phèn mặn bám trên cành, lá cây khô, dây leo ở thân tràm, nên khả năng bén lửa nhanh, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao", ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, lo lắng.

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.