ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 22:10:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Lo cho đồng đội là trách nhiệm của hội”

Báo Cà Mau Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn không ít cựu thanh niên xung phong đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, rất cần sự giúp đỡ và sẻ chia, nhất là với những người đồng đội cũ. Và, họ đã rất hạnh phúc khi được sự thấu hiểu và sẻ chia của các cấp hội cựu thanh niên xung phong.

Chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần, đó là phẩm chất cao quý của thanh niên xung phong trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong những năm đầu của công cuộc kiến quốc. Với đức tính tốt đẹp đó, khi trở về cuộc sống đời thường, đa số cựu thanh niên xung phong đã tạo cho mình một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn không ít cựu thanh niên xung phong đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, rất cần sự giúp đỡ và sẻ chia, nhất là với những người đồng đội cũ. Và, họ đã rất hạnh phúc khi được sự thấu hiểu và sẻ chia của các cấp hội cựu thanh niên xung phong.

Ấm tình đồng đội

Bà Nguyễn Thanh Hiếu, 63 tuổi, ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, xúc động cho biết, bà tham gia thanh niên xung phong năm 1968, đến tiếp thu bà về công tác ở ngành Bưu điện. Chồng bà là thương binh, vì lo cho 4 người con ăn học, chồng lại nay ốm mai đau nên gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2005, chồng bà qua đời, bà phải thay chồng gánh vác việc nhà, lo cho 4 người con ăn học. Bản thân bà do mổ cột sống nên không lao động được. Không biết mình phải sống trong căn nhà tạm bợ đến bao giờ nếu không được Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Cà Mau phân bổ cho bà 50 triệu đồng từ Quỹ Thiện Tâm tài trợ để cất căn nhà tình thương. Những ngày cuối năm 2014, bà tất bật trong căn nhà mới khang trang mà nghe ấm áp tình đồng đội, một tình cảm mà với bà nó vô cùng thiêng liêng, quý giá.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho hội viên cựu thanh niên xung phong.

Cười trong nước mắt, bà Trần Hồng Vân, 65 tuổi, ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ, cả vợ chồng bà đều là thanh niên xung phong. Hoàn cảnh gia đình nghèo, ít ruộng đất lại có tới 6 người con. 8 miệng ăn, chỉ 4 công ruộng nên vợ chồng bà phải làm thuê, làm mướn quanh năm. Khi các con khôn lớn, lập gia đình, vợ chồng bà chia cho 3 người con trai 3 công ruộng. Cả vợ chồng đều là thương binh, tuổi cao, sức yếu, bà lại bị bệnh thoái hoá cột sống và suy tim nặng nên không lao động được. Với hơn 1 triệu đồng tiền lương thương binh hằng tháng và 1 công đất ruộng, nếu không được các cấp hội cựu thanh niên xung phong xét cất cho căn nhà tình nghĩa thì không biết bà phải ở trong căn nhà dột nát tới bao giờ.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, tất bật trong căn nhà tình nghĩa, căn bệnh đau tim của bà đã giảm hẳn.

Bà Nguyễn Kim Hoàng, 64 tuổi, ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời; bà Nguyễn Thị Thuỷ, 65 tuổi, ấp Bình Minh, xã Trần Hợi và 26 cựu thanh niên xung phong khác trong tỉnh Cà Mau cũng cùng niềm vui nhận được những căn nhà đầy nghĩa tình vào những ngày cuối năm 2014 vừa qua. 

Tổ chức phải mạnh để chăm lo tốt cho đồng đội

Ông Trần Duy Tôn, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh, bộc bạch, muốn hoàn thành nhiệm vụ thì hội phải mạnh. Do vậy, Tỉnh hội luôn đặc biệt quan tâm công tác xây dựng và củng cố tổ chức hội từ tỉnh, huyện đến cơ sở. Toàn tỉnh hiện có 1.354 hội viên cựu thanh niên xung phong. 9/9 huyện, thành phố đã đại hội thành lập hội, với 117 uỷ viên BCH, có 49/60 xã có BCH hội và 11 ban liên lạc cho những xã dưới 10 hội viên. 9/9 huyện, thành phố đều có thành lập hội đồng nữ. Hiện các cấp hội cựu thanh niên xung phong trong tỉnh từng bước ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả.

 Năm 2014, Cà Mau được Trung ương Hội vận động Quỹ Thiện Tâm tài trợ, phân bổ 30 căn nhà tình nghĩa, mỗi căn 50 triệu đồng cho hội viên nghèo, khó khăn về nhà ở. Tỉnh hội đã chỉ đạo các cấp hội trong tỉnh rà soát, bình chọn kết hợp vận động gia đình, thân tộc góp thêm tiền, ngày công và đã xây dựng, bàn giao xong 30 căn nhà khang trang trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Cũng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, các cấp hội trong tỉnh đã vận động được 218 suất quà Tết, tổng trị giá gần 90 triệu đồng tặng cho hội viên nghèo. Bên cạnh đó, Trung ương Hội cũng đã hỗ trợ cho nữ cựu thanh niên xung phong nghèo, cô đơn tỉnh Cà Mau 15 sổ tiết kiệm, mỗi sổ 3 triệu đồng.

Song theo đó, Tỉnh hội chỉ đạo Hội Cựu Thanh niên xung phong các huyện, thành phố tổ chức tốt phong trào cựu thanh niên xung phong giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tích cực hưởng ứng phong trào xoá đói giảm nghèo. Ðã qua, nhiều mô hình giúp nhau ngày công, cây, con giống, vốn và kinh nghiệm sản xuất đã hình thành hầu hết ở các huyện, thành phố. Năm 2014, đã có 18 hộ cựu thanh niên xung phong được bình chọn làm kinh tế giỏi.

Ông Trần Duy Tôn cho biết, năm 2015, ngoài việc làm tốt công tác tổ chức hội, tham mưu với Nhà nước và ngành liên quan cũng như Trung ương Hội thực hiện tốt chính sách tồn đọng sau chiến tranh, hội sẽ tranh thủ các nguồn tài trợ để tiếp tục xây dựng Nhà Ðồng đội cho hội viên nghèo, nhất là hội viên nữ, cô đơn còn khó khăn về nhà ở. Ông chia sẻ: “Lo cho đồng đội là trách nhiệm của hội”./.

Bài và ảnh: Huỳnh Châu

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.