ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 13:32:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Báo Cà Mau Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Ông Nguyễn Thanh Hiếu, Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Ðiện lực Cà Mau, cho biết: “Xác định chuyển đổi số trong ngành điện không chỉ đơn thuần là việc triển khai công nghệ, ứng dụng phần mềm, mà ngành còn tập trung vào những trải nghiệm khách hàng sử dụng điện. Ðối với tiện ích thiết bị, ứng dụng công nghệ, Tổng Công ty Ðiện lực miền Nam đã chỉ đạo các đơn vị, trong đó có Công ty Ðiện lực Cà Mau, xây dựng lộ trình triển khai chuyển đổi số cụ thể, đưa ra nhiều phương án, giải pháp nhằm tăng cường xây dựng, cải tạo, nâng cấp lưới điện, sử dụng các thiết bị hiện đại, cải tiến công tác quản lý kỹ thuật, công tác kinh doanh điện năng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và ứng dụng công nghệ số theo xu hướng kinh tế số, xã hội số...”.

Tại Công ty Ðiện lực Cà Mau, tất cả các đơn vị, từ lãnh đạo đến nhân viên đều chủ động ứng dụng công nghệ mới, thay đổi phương pháp làm việc phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Bước đầu đã xây dựng được văn hoá khai thác dữ liệu, điều hành sản xuất, kinh doanh dựa trên các nguồn cung cấp và phân tích thông tin từ các hệ thống phần mềm. Việc vận động khách hàng sử dụng điện tiếp cận nền tảng số của ngành điện thông qua các ứng dụng tiện ích như: chăm sóc khách hàng trên Zalo của Tổng Công ty Ðiện lực miền Nam (EVNSPC); app EVNSPC Chăm sóc khách hàng... ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Tính đến đầu tháng 2/2025, toàn Công ty Ðiện lực Cà Mau có 377.841 khách hàng, trong đó có 261.725 khách hàng cài đặt, sử dụng app CSKH trên thiết bị di động thông minh, chiếm 69,27% khách hàng sử dụng điện trên địa bàn.

Công ty Ðiện lực Cà Mau từng bước số hoá các quy trình, giúp giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác và tiết kiệm thời gian trong công tác quản lý, tăng năng suất lao động.

Công ty Ðiện lực Cà Mau từng bước số hoá các quy trình, giúp giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác và tiết kiệm thời gian trong công tác quản lý, tăng năng suất lao động.

Nổi bật trong chuyển đổi số ngành điện là hệ sinh thái EVNConnect. Tính đến nay, hệ sinh thái này đã kết nối đến các nền tảng số quốc gia, như tích hợp, kết nối và chia sẻ các dịch vụ điện với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Trong đó, Công ty Ðiện lực Cà Mau đã chuyển đổi cung cấp điện cho khách hàng 100% bằng phương thức điện tử, 100% dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Sử dụng phần mềm trong tất cả các khâu quản lý và dịch vụ khách hàng. Hệ thống đo đếm tự động chốt chỉ số điện giúp giảm thiểu sai sót, nâng cao độ chính xác và tiết kiệm thời gian trong công tác quản lý, tăng năng suất lao động.

Ngoài ra, ngành điện còn quản lý chi tiết vị trí sử dụng điện của khách hàng thông qua Phần mềm nhánh rẽ khách hàng được đưa vào vận hành, từ đó có thể áp dụng linh hoạt trong việc tính toán khoảng cách, thời gian và đường đi tới vị trí sử dụng điện của khách hàng để tiến hành sửa chữa điện khi khách hàng báo mất điện... đem lại sự phục vụ nhu cầu cấp điện nhanh chóng cho người dân, cũng như cho hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh.

"Bên cạnh đó là dịch vụ trực tuyến, khi khách hàng có thắc mắc có thể liên hệ Tổng đài 19001006/19009000 hoặc email: cskh@evnspc.vn, ứng dụng CSKH EVNSPC để được giải quyết. Tổng đài luôn vận hành 24/7 để hỗ trợ cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc cho khách hàng", ông Hiếu cho biết thêm.

Ðặc biệt, hiện nay 100% khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, đem đến sự tiện lợi trong thanh toán tiền điện cho khách hàng sử dụng, như hằng tháng không phải chờ đợi tại các điểm thu nộp tiền, không bị quên trả tiền đúng hạn, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại, chủ động thanh toán mọi lúc, mọi nơi một cách an toàn, chính xác, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong thanh toán tiền điện. Ðồng thời, giúp ngành điện nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường sự quản lý của Nhà nước, sự minh bạch, thuận tiện trong giao dịch dịch vụ điện.

Tại Công ty Điện lực Cà Mau, tất cả các đơn vị, từ lãnh đạo đến nhân viên đều chủ động ứng dụng công nghệ mới, thay đổi phương pháp làm việc phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.

Tại Công ty Điện lực Cà Mau, tất cả các đơn vị, từ lãnh đạo đến nhân viên đều chủ động ứng dụng công nghệ mới, thay đổi phương pháp làm việc phù hợp với xu hướng chuyển đổi số.

Ðánh giá về việc ứng dụng công nghệ số trong nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của ngành điện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân ghi nhận, những năm gần đây ngành điện nói chung, Công ty Ðiện lực Cà Mau nói riêng đã rất nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ, thực hiện quy trình kỹ thuật trong cung cấp điện cho khách hàng chính xác, kịp thời, chống thất thoát.

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: "Ngành điện cần quan tâm truyền thông nhiều hơn, để người dân nắm bắt thông tin, tạo sự minh bạch trong thực hiện các chỉ tiêu. Dữ liệu ngành điện cũng cần được tích hợp vào dữ liệu tỉnh để chia sẻ tiện ích trong khai thác”.

Ðặt ra mục tiêu cụ thể, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện chuyển đổi số, ông Nguyễn Thanh Hiếu cam kết: “Ngành điện nói chung, Công ty Ðiện lực Cà Mau nói riêng cam kết quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo. Và ở góc độ người tiêu dùng, hệ sinh thái số của ngành điện sẽ giúp người dân không phải đến các cơ sở giao dịch để làm thủ tục các dịch vụ điện, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí in ấn hồ sơ, giấy tờ”./.

 

Hồng Nhung

 

Lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ÐMST) và chuyển đổi số (CÐS) quốc gia, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá bằng chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc điểm và tiềm năng phát triển, với tinh thần cả hệ thống chính trị thống nhất trong nhận thức và hành động, coi đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tỉnh năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Với nền tảng và tiềm năng hiện có, TP Cà Mau được kỳ vọng là đơn vị tiên phong và truyền lửa trong thực hiện đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS. Từ đó, tạo động lực và lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo rộng khắp.

Chị em nông thôn tận dụng công nghệ số

Công nghệ số ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều cơ hội khởi nghiệp cho phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn. Mạnh dạn tiếp cận những lợi ích của nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Zalo, Facebook... nhiều chị đã tích cực giới thiệu các sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà còn tạo điều kiện thay đổi vai trò của phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.

Tiện ích trong tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc. Huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người dân vẫn gặp một số khó khăn nhất định.

Bình dân học vụ số, nơi xoá mù công nghệ

Giai đoạn 2025-2027, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam sẽ triển khai phong trào Bình dân học vụ số trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau khi Trung ương Hội có công văn triển khai phong trào Bình dân học vụ số, Ban Thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai, cao điểm ngay trong Tháng Thanh niên năm 2025.

Tổ công nghệ số giúp dân "số hoá"

Là nơi trực tiếp với người dân, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) ấp/khóm đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhà. Với phương châm cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình, chu đáo, hoạt động của các tổ CNSCÐ ấp/khóm đã giúp người dân tiếp cận, sử dụng thành thạo những phần mềm tích hợp cơ bản, thiết thân, từ đó mang lại giá trị thiết thực phục vụ đời sống Nhân dân trong kỷ nguyên số.

Ðẩy mạnh thực hiện chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, khi thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” (Chiến dịch), huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công.

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.