ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 20:55:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

173 năm lưu giữ Sắc phong thần

Báo Cà Mau Vào năm 1852, vua Tự Đức ban chiếu chỉ sắc phong “Thành Hoàng Bổn Cảnh” cho Đình thần Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình), cùng với nhiều ngôi đình khác ở Nam Bộ. Trải qua 173 năm, song Sắc phong thần vẫn được Ban Quản trị đình giữ gìn cẩn thận, vun bồi nhiều giá trị tốt đẹp trong cộng đồng dân cư.

Ban Quản trị đình và các học trò lễ đến nhà người thờ sắc để rước sắc thần về đình. Đây là nghi thức quan trọng trong Lễ hội Kỳ yên. Ban Quản trị đình và các học trò lễ đến nhà người thờ sắc để rước sắc thần về đình. Đây là nghi thức quan trọng trong Lễ hội Kỳ yên.

Theo ông Trương Văn Đấu, Phó ban quản trị đình, ngôi đình cũ toạ lạc tại Cầu số 5 (Ấp 3). Những năm chiến tranh bom đạn, ngôi đình đã nhiều lần bị đốt phá, nhưng sau đó lại được Nhân dân địa phương sửa chữa, trùng tu. Để giữ gìn được nguyên vẹn Sắc thần, Ban quản trị đình đã nghĩ ra nhiều cách cất giấu Sắc thần tránh tai mắt địch, có lúc trên ngọn cây dừa, có lúc gửi vào chùa. Đến năm 1993, khi đình được xây xong ở vị trí mới như hiện nay (ngay ngã ba Bà Đệ, Ấp 2), Sắc thần mới được rước về đình để thờ cúng.

 Trải qua bao thăng trầm thời cuộc, song người dân Tân Lộc vẫn gìn giữ sắc thần cẩn thận, lưu truyền giá trị tốt đẹp cho hậu thế.

Hiện nay Sắc thần được thờ tại nhà ông Trần Văn Minh. Người được chọn gìn giữ Sắc thần, được xem xét kỹ lưỡng từ thời tổ tiên có công khai hoang, lập ấp hay người có uy tín ở địa phương. Gian thờ Sắc thần được ông Trần Văn Minh đặt trang trọng ngay hướng cửa chính nhà mình. Ông Minh bộc bạch: “Tôi thờ Sắc thần được 2 năm nay. Tôi nghĩ những bản sắc phong này có giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, phải được gìn giữ cẩn thận và lưu truyền mãi mãi, để thế hệ sau này hiểu được nguồn cội, tín ngưỡng dân gian”.

3/ Nghi lễ khán sắc được tổ chức rất trang trọng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.Nghi lễ khán sắc được tổ chức rất trang trọng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

Lễ hội Kỳ yên hằng năm (16-17/2 âm lịch), Ban quản trị đình cùng Nhân dân địa phương đến nhà Kế hiền (người thờ Sắc thần) để rước Sắc thần về đình, sau 2 ngày thì hồi sắc về nơi thờ. Sau đó là nhiều lễ tế: Ông Hổ, Ngũ Công, Thần Nông, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và giao lưu văn nghệ của bà con trong vùng.

4/ Sau nghi lễ rước sắc, Ban Quản trị đình tổ chức lễ tế Ông Hổ, lễ tế Ngũ Công, lễ tế Thần Nông, buổi tối giao lưu văn nghệ.Sau nghi lễ rước sắc, Ban Quản trị đình tổ chức lễ tế Ông Hổ, lễ tế Ngũ Công, lễ tế Thần Nông, buổi tối giao lưu văn nghệ.

Lễ hội Kỳ yên Đình thần Tân Lộc hằng năm gửi gắm nhiều giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở người dân sống lành mạnh, đoàn kết, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm, cùng góp sức xây dựng quê hương.

5/ Theo thời gian, các nghi thức cúng trong Lễ hội Kỳ yên đơn giản hơn, song vẫn giữ được sự trang trọng, chu đáo.Theo thời gian, các nghi thức cúng trong Lễ hội Kỳ yên đơn giản hơn, song vẫn giữ được sự trang trọng, chu đáo.

6/ Đình thần Tân Lộc được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 15/11/2017. Nơi đây vẫn còn lưu nét kiến trúc truyền thống đặc trưng của đình làng Nam Bộ- Nét đẹp của hồn quê trong tiến trình đổi mới.Đình thần Tân Lộc được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 15/11/2017. Nơi đây vẫn còn lưu nét kiến trúc truyền thống đặc trưng của đình làng Nam Bộ- Nét đẹp của hồn quê trong tiến trình đổi mới.

 

Mộng Thường

 

 

 

 

 

 

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.