ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 23:59:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

70 năm hành trình giữ biển

Báo Cà Mau 70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Việc quyết định cho ra đời Cục Phòng thủ bờ bể không chỉ là chủ trương lãnh đạo sáng suốt của Ðảng, Nhà nước và Quân đội với mục đích “bảo vệ vùng biển, vùng trời, chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cùng với các quân, binh chủng Không quân, Bộ binh tạo nên sức mạnh tổng hợp để quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; mà còn là cơ sở xây dựng lực lượng quyết tâm đánh thắng mưu đồ chiến lược không lực của Hoa Kỳ, làm nên chiến thắng trận đầu ngày 2/8 và ngày 5/8/1964 trên vùng biển miền Bắc, làm nên đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển, giải phóng Trường Sa, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 - chiến thắng toàn vẹn vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX.

Trải qua 70 năm ra đời, chiến đấu, xây dựng, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Hải quân từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền núi đến miền xuôi, từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến biên giới hải đảo, đã làm nên những chiến công vô cùng oanh liệt, viết nên trang sử vẻ vang, tô đẹp và khắc sâu truyền thống “Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến quyết thắng”.

Ðường băng Trường Sa nhìn từ trên cao.

Ðường băng Trường Sa nhìn từ trên cao.

Dưới ánh Quân kỳ Quyết Thắng.

Dưới ánh Quân kỳ Quyết Thắng.

Hiện nay, Quân chủng Hải quân có 6 vùng Hải quân đóng quân ở các địa bàn trọng điểm trên phạm vi cả nước. Vùng 1 Hải quân đóng quân ở Quảng Ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ở khu vực miền Bắc trọng điểm là Vịnh Bắc Bộ. Vùng 2 Hải quân đóng quân ở xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc và các vùng ven biển của các tỉnh từ Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh - Ðồng Nai - Long An - Cà Mau... trọng tâm là bảo vệ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc - nơi có 15 nhà giàn DK1 đang tạo thành một “vành đai thép” trên biển, bảo vệ các giàn khoan dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro hoạt động khai thác dầu khí. Vùng 3 Hải quân đóng quân ở bán đảo Sơn Trà, TP Ðà Nẵng, có nhiệm vụ chủ yếu bảo vệ vùng biển, vùng trời khu vực toàn bộ bán đảo Sơn Trà. Vùng 4 Hải quân đóng quân ở bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, đây là vùng làm nhiệm vụ trọng điểm bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Vùng 5 Hải quân đóng quân ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ðây là đơn vị bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa phía Tây Nam của Tổ quốc, sẵn sàng làm nhiệm vụ quốc tế, phối hợp chặt chẽ với hải quân các nước trong khu vực để tuần tiểu tuần tra bảo vệ an toàn an ninh biên giới biển...

Trung tâm bảo đảm kỹ thuật hậu cần Vùng 2 Hải quân bảo dưỡng tên lửa Uran.

Trung tâm bảo đảm kỹ thuật hậu cần Vùng 2 Hải quân bảo dưỡng tên lửa Uran.

Huấn luyện hiệp đồng cứu ngư dân bằng máy may trực thăng trên biển.

Huấn luyện hiệp đồng cứu ngư dân bằng máy may trực thăng trên biển.

70 năm qua, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã làm nên những kỳ tích vang dội khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam. Thành quả cách mạng ấy được ghi dấu và in đậm trong những phần thưởng cao quý như: vinh dự được Ðảng, Nhà nước trao tặng 2 danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”, 2 Huân chương Sao Vàng, 2 Huân chương Hồ Chí Minh, có 82 lượt tập thể và 58 cá nhân được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, hàng ngàn lượt tập thể, cá nhân được tặng bằng khen, chiến sĩ thi đua cấp quốc gia, Bộ Quốc phòng và cấp Quân chủng.

Nhà giàn DK1 - dáng đứng Việt Nam giữa ngàn khơi Tổ quốc.

Nhà giàn DK1 - dáng đứng Việt Nam giữa ngàn khơi Tổ quốc.

Rèn luyện thể lực.

Rèn luyện thể lực.

Lính trẻ Trường Sa và đất liền gặp gỡ.

Lính trẻ Trường Sa và đất liền gặp gỡ.

70 năm kể từ ngày ra đời, chiến đấu, chiến thắng, xây dựng và trưởng thành, từ một đơn vị nhỏ bé là Cục phòng thủ bờ bể, nay đã trở thành Quân chủng hùng mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại, có 6 quân binh chủng hợp thành là: Tàu mặt nước; Hải quân đánh bộ; Tên lửa - Pháo bờ biển; Không quân Hải quân; Tàu ngầm; Ðặc công Hải quân. Cán bộ, chiến sĩ có trình độ chuyên môn, sẵn sàng chiến đấu cao, mài sắc ý chí, ngoan cường dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

 

Mai Thắng thực hiện

 

Một thời làm báo

Cà Mau, mảnh đất tận cùng Tổ quốc, nơi sông ngòi chằng chịt, rừng đước bạt ngàn và con người mang trong mình chất mộc mạc, chân thành, hào phóng của miền Tây Nam Bộ. Ở đó, tôi đã sống và cống hiến với những năm tháng làm báo đầy nhiệt huyết, nơi mà mỗi dòng chữ, mỗi câu chuyện đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả nụ cười. Một thời làm báo tại Cà Mau là ký ức không thể quên, như cuốn sách cũ, dù thời gian có làm phai màu bìa, nhưng những trang bên trong vẫn sống động.

Báo giấy - Ký ức một thời vàng son

Chẳng nhớ rõ từ khi nào, những sạp báo giấy giữa lòng thành phố đã biến mất dần trong xu thế không thể tránh khỏi khi công nghệ thông tin bùng nổ, với sự "lên ngôi" của báo điện tử, mạng xã hội. Báo giấy - mấy ai còn nhớ một thời vàng son...

Quá khứ hào hùng - Hiện tại vươn xa

Báo - đài là hợp chất gắn kết niềm tin giữa Ðảng với Nhân dân như bê-tông cốt thép, là ngọn lửa giữa đêm đông nung sôi bầu nhiệt huyết hàng triệu trái tim yêu nước, thương dân; là ánh đèn pha giữa đêm đen soi sáng mọi bước đường khi dân tộc ta xông lên chiến đấu và chiến thắng quân thù; là ánh mặt trời chân lý xua tan âm u, tâm tối, đem lại mùa xuân của hạnh phúc con người và tô thắm màu cờ của nhận thức, lý tưởng, lẽ sống đối với biết bao thế hệ...

Những địa chỉ đỏ trên quê hương anh hùng

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, là địa bàn đứng chân hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước. Từ rừng đước, rừng tràm thành làng rừng kháng chiến; từ xóm ấp, chùa chiền, nhà dân thành nơi nuôi chứa cán bộ.

Nguyễn Mai và những chuyện đời thường

Người đa tài nhất trong những người cầm bút vùng Tây Nam Bộ những năm đánh Mỹ cứu nước là Nguyễn Mai. Anh viết thạo, viết vững chắc các loại ký, truyện, bình luận, xã thuyết và tuỳ bút... Anh sử dụng được các thể loại thơ, đặc biệt thơ trào lộng.

Nhà báo Trần Ngọc Hy một lòng trung kiên, bất khuất

Năm 1943, tốt nghiệp Diplôme, Trần Ngọc Hy về quê tham gia phong trào nông dân đấu tranh chống bọn địa chủ ác bá, chống bọn chính quyền tay sai hà khắc bóc lột nông dân, chống sưu cao thuế nặng.

Phan Ngọc Hiển - Nhà báo cách mạng trên vùng đất Nam Bộ

Tuần báo Tân Tiến số phát hành trung tuần tháng 2/1937, chủ bút Hồ Văn Sao giới thiệu với độc giả: “Bạn tôi Phan Ngọc Hiển, tức Phan Phan, một nhà văn chân chính - lương tâm, bắt đầu đi khắp Nam Kỳ để làm phận sự nhà báo - năm nay lần lượt bạn Phan Ngọc Hiển sẽ hiến cho độc giả: 1. Ðại náo thôn quê - 2. Tinh thần bạn trẻ nước nhà - 3. Giọt nước mắt của dân - 4. Thương - là 4 vấn đề quan hệ xã hội cần thay đổi - muốn tránh sự sơ sót, ngoài những tài liệu của bạn tôi thâu thập trong những lúc gian nan, nay bạn tôi cần đi viếng các làng, dân quê, bạn trẻ... cho cuộc điều tra thêm chu đáo - luôn tiện biết nhau, biết điều sơ sót của Tân Tiến đặng sửa đổi...”.

Ðài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến - Tiếng nói của khát vọng độc lập, tự do

Đài Nam Bộ Kháng chiến ra đời những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947-1954). Có lúc đóng ở Ðồng Tháp Mười (Long An); có giai đoạn ở Thới Bình, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển, U Minh (Cà Mau), hay Kiên Giang, Bạc Liêu; có thời điểm đài đổi tên thành Ðài Tiếng nói Nam Bộ. Tuy vậy, dù ở bất cứ nơi đâu, tên gọi khác nhau, nhưng các thế hệ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của đài không ai được đào tạo bài bản về phát thanh nhưng đã làm nên một đài phát thanh vang danh, lừng lẫy; tạo dấu ấn đặc biệt trong lịch sử báo chí Việt Nam nói chung và ngành phát thanh nói riêng. Ðó là tiếng nói của Uỷ ban Nam Bộ Kháng chiến; cầu nối của Ðảng, Bác Hồ với đồng bào Nam Bộ; là ước mong, khát vọng của đồng bào nơi đây về một Việt Nam độc lập, tự do.

Những khó khăn, thách thức của người làm báo trong thời kháng chiến

Mùa khô năm 1964, lần thứ hai tôi theo mẹ từ Bến Tre vào Cà Mau thăm ba tôi đang làm ruộng và dạy học tư ở Kinh Hãng Giữa... Ba tôi bất hợp pháp kể từ năm bác ruột thứ tư của tôi - 1 trong 12 người Việt Minh làng Ba Mỹ bị giặc Pháp bắt chặt đầu ở bót Nhà Việc Mỹ Chánh năm 1946... Lần này, ba tôi không cho tôi trở về quê nữa, vì về ngoải mai mốt lớn lên tụi giặc nó bắt lính... Thế là tôi phải ở lại trong này, thành công dân Cà Mau từ đó.

Báo chí cách mạng Cà Mau góp phần động viên, cổ vũ kháng chiến

Báo chí cách mạng không những góp phần động viên, cổ vũ mà còn là “vũ khí sắc bén” trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thống nhất đất nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ vũ khí “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Ðó là văn chương nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, báo chí cách mạng Hồ Chí Minh.