ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 00:52:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ám ảnh mùa sạt lở

Báo Cà Mau (CMO) Tình hình sạt lở, sụp lún đất ven sông trên địa bàn tỉnh đã và đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Nhiều căn nhà chỉ sau một đêm đã chìm dưới dòng nước. Người dân thấp thỏm lo âu mỗi mùa mưa đến, thế nhưng do tập quán sinh sống, kinh doanh dọc theo các tuyến sông mà họ chấp nhận mạo hiểm đánh cược với “thuỷ thần”.

Nửa đêm, bà Nguyễn Kim Huệ choàng tỉnh giấc khi căn nhà ngay chợ xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi bất ngờ phát ra những tiếng kêu rợn người. Phản ứng tự nhiên, bà chạy nhanh ra ngoài thoát thân mà chẳng kịp lấy theo đồ đạc gì. Chẳng mấy chốc căn nhà biến mất dưới dòng nước đục ngầu.

Mất trắng tài sản

Chuyện đã xảy ra cách đây 2 năm nhưng đến nay vẫn còn ám ảnh gia đình bà Huệ. Giờ sống trong căn nhà được cất trên phần đất của UBND xã Tân Tiến cho mượn tạm, khi nhắc lại chuyện cũ, bà không khỏi thảng thốt: “Biết đến mùa mưa năm nào nơi đây cũng xảy ra sạt lở nên mỗi đêm ngủ không yên giấc. Trước khi sụp, căn nhà không có biểu hiện bất thường nên cũng không chủ động gì… Nhớ lại chuyện đó tôi không khỏi rùng mình”.

Một đoạn lộ trong khu vực chợ xã Tân Tiến bị sụp lở hoàn toàn, nhiều căn nhà nằm chơ vơ giữa dòng nước.

Tình trạng sạt lở trên địa bàn xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi đã xảy ra hàng chục năm nay, trong đó nghiêm trọng nhất là khu vực chợ xã.

Đang đóng cột làm sàn để cất lại căn nhà vừa bị vụ sạt lở làm hư hại, anh Nguyễn Chí Nguyện, khu vực chợ xã Tân Tiến, nói: “Chỉ hơn tháng thôi mà sửa nhà 2 lần do sụp lở đất làm hư hại. Việc kinh doanh ở đây cũng phát triển tốt, nhưng sạt lở đất liên tục thế này làm ra bao nhiêu tiền chỉ đủ để sửa nhà”.

Khu vực chợ xã Tân Tiến là điểm nóng sụp lở đất hằng năm và cứ mỗi mùa mưa đến dòng sông này lại rộng ra thêm một ít. Ông Trần Văn Trung, ấp Tân Long A, cho biết: “Cách đây mấy chục năm, con sông này rất nhỏ, nhưng vài năm trở lại đây, hai mé bờ đã cách xa ra cả chục mét”.

Chủ động di dời dân

Đầm Dơi là một trong những địa phương trong tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng sạt lở, sụp lún.

Ông Mai Việt Triều, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, cho biết: “Năm nay chúng tôi đã di dời khẩn cấp 60 hộ dân khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, đặc biệt là các hộ tại khu vực chợ xã Tân Tiến. Từ đầu năm đến nay đã sụp lở 4 vụ, có 3 vụ sụp lộ… ước thiệt hại hơn 240 triệu đồng".

Không chỉ Tân Tiến mà nhiều vụ sụp lở đất nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn Đầm Dơi. Cụ thể, ngày 6/7/2017, trên địa bàn ấp Hải An, xã Nguyễn Huân xảy ra 1 vụ sạt lở đất ven sông tại hộ ông Đào Công Vũ. Vụ sạt lở làm thiệt hại đoạn lộ dài 30 m, ngang 1,5 m. Hiện đoạn lộ trên còn khoảng 290 m có nguy cơ sạt lở cao.

Hay vào lúc 00 giờ ngày 24/7/2017, tại ấp Xóm Tắc, xã Tân Thuận xảy ra 1 vụ sụp lở đất ven sông, làm hư hỏng 1/3 căn nhà và chôn vùi 1 chiếc vỏ composite của ông Lê Hoàng Hùng (thuộc diện hộ nghèo). Chiều dài đoạn sụp lở khoảng 20 m, chiều ngang khoảng 15 m.

Mới đây, vào lúc 1 giờ sáng ngày 25/7/2017, tại ấp Thuận Long, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi xảy ra 1 vụ sụp lở đất ven sông, làm hư hỏng hoàn toàn 1 căn nhà của hộ ông Trần Minh Quân, ước thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.

Theo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, từ đầu năm đến cuối tháng 7, trên địa bàn tỉnh, lốc xoáy làm sập 34 căn nhà, tốc mái 2 điểm trường và 132 căn nhà, ngã 6 trụ điện. Bên cạnh đó, xảy ra nhiều vụ sụp lở đất với chiều dài 1.510 m, làm ảnh hưởng đến 331,6 ha nuôi thuỷ sản, hư hỏng 66 căn nhà, 1 trại mộc, 1 trại cưa, 1 cửa hàng xăng dầu.

Có thể thấy, các vụ sụp lở đất đều xảy ra vào lúc nửa đêm tại những khu vực ven bờ sông, nơi giao nhau giữa các nhánh sông lớn, thuận tiện việc kinh doanh, giao thương hàng hoá. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong công tác cứu hộ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của người dân sinh sống ở khu vực trên.

Ông Mai Việt Triều nhận định: “Tình hình sụp lở đất trên địa bàn diễn ra khá phức tạp trong nhiều năm nay, hiện các khu vực sụp lở cũng chưa có hệ thống kè bảo vệ. Phần lớn các vụ sụp lở đều diễn ra trong đêm, vì thế chúng tôi tuyên truyền người dân không ngủ lại qua đêm tại đây, nhất là người già và trẻ nhỏ; không chất các vật nặng trên sàn nhà. Đặc biệt, trong mùa sạt lở này, chúng tôi thực hiện nghiêm công tác di dời dân khẩn cấp ra khỏi khu vực có nguy cơ cao"./.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Đầm Dơi xảy ra 4 vụ lốc xoáy, 24 vụ sụp lở đất ven sông (chiều dài khoảng 587 m), làm sập hoàn toàn 16 căn nhà và 1 cửa hàng xăng dầu, hư hỏng 97 căn và 6 đoạn lộ nông thôn, đổ ngã 6 trụ điện, chôn vùi 1 chiếc vỏ composite; ước thiệt hại trên 4,411 tỷ đồng.

Đặng Duẩn

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).