ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 04:18:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Anh trai tôi

Báo Cà Mau Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi mấy anh em tôi ăn học.

Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi mấy anh em tôi ăn học.

Một ngày kia, sau buổi học, lười chạy xe, tôi nạnh anh chạy, chạy mệt anh đuổi tôi xuống đi bộ. Về đến nhà tôi khóc với cha, cha lôi anh ra đánh, tôi hả hê lắm…

Năm ấy anh tôi lên 10 và tôi lên 8…

Năm anh vào cao đẳng thì tôi cũng thi đỗ vào đại học. Nhà tôi vẫn nghèo, cha mẹ vẫn đi làm thuê và chắt chiu lắm mới đủ tiền cho anh em tôi học. Tôi nhận được thư của anh mỗi tuần đều đặn. Thậm chí bạn tôi còn nghĩ rằng đó là thư của bạn trai tôi. Tôi tự hào với chúng bạn vì có anh.

Năm ấy tôi 18 và anh đã 20…

Số tiền mẹ gửi cho tôi tăng lên trông thấy. Mẹ bảo “Của anh con cho đó!”. Sau này tôi mới biết, anh nhịn phần ăn sáng, tiết kiệm chi tiêu để nhường phần cho em gái, anh bảo với mẹ: “Nó là con gái nên cần sắm sửa nhiều, mẹ cho em nhiều hơn con mẹ nhé!”. Ngoài những bức thư nhắc nhở chuyện học, kể chuyện trường, chuyện lớp, mỗi tuần anh đều đặn gọi cho tôi để hỏi thăm sức khoẻ, chuyện học hành… nhưng cốt lõi vẫn là tâm sự để tôi bớt nhớ nhà…

Trong tâm tưởng tôi lúc bấy giờ anh là mẫu người lý tưởng, không chỉ là người anh bình thường mà anh còn là “thần tượng” của tôi. Lúc đó tôi còn viết trong nhật ký rằng sau này phải tìm bạn trai như anh mới được.

Năm ấy tôi 19 và anh 21…

Anh ra trường khi tôi bước vào năm thứ 2 đại học. Anh chắt chiu từng đồng lương ít ỏi để phụ mẹ lo cho tôi. Từ hôm đó, những bữa cơm sinh viên của tôi có nhiều thịt, cá hơn, tôi sắm sửa thêm quần áo đẹp… Tất cả là nhờ anh. Tôi hỏi sao anh chưa có người yêu? Anh bảo, không có tiền. Tôi ngỡ ngàng nhìn anh nhưng rồi tôi hiểu điều anh nói. Vuốt tóc tôi, anh bảo, “Khi nào mầy ra trường tao sẽ cưới vợ”.

Anh ra đi trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Tôi được triệu tập về quê gấp vì anh bệnh. Là gia đình nói dối tôi vậy thôi. Về đến nhà, tôi lạnh người khi hay tin anh mất đột ngột khi tuổi còn quá trẻ. Nhiều ước mơ anh vẫn chưa thực hiện được…

Năm ấy tôi  21 và anh 23…

Anh ra đi, tôi thay anh quán xuyến gia đình. Tôi vừa là chị, vừa là anh cả trong gia đình suốt hơn 10 năm qua. Anh đã cho tôi nghị lực, sức mạnh để tôi vượt qua tất cả những thử thách trong cuộc đời này.

Cha mẹ tôi suy sụp hẳn từ cái ngày anh đột ngột ra đi. Tôi thì không muốn trở lại trường, các em tôi muốn bỏ học… Nhưng rồi, vài ngày sau đó tôi suy nghĩ lại và bắt đầu hành trình “vực dậy gia đình”. Tôi động viên mẹ, cha; nhắc nhở các em và quyết định tiếp tục việc học của mình để làm chỗ dựa cho gia đình. Sau khi ra trường tôi tìm được chỗ làm tốt. Tuy nhiên, tôi đã phải quyết tâm lắm mới bám trụ được với công việc này. Tôi cật lực làm để kiếm tiền (kiếm luôn cả phần tiền của anh) để thay cha mẹ, giống như anh, lo cho các em ăn học.

Và hôm nay tôi có thể đường hoàng báo với anh là tôi cơ bản hoàn thành nhiệm vụ. Cha mẹ đã tìm được niềm vui bên cửa Phật. Hai đứa em cũng đã ra trường. Em gái tôi có chỗ làm ổn định, có chồng con hạnh phúc. Chỉ còn thằng em út là chưa có gia đình riêng nhưng cũng đã có nhà cửa và công việc làm đủ để nuôi sống bản thân. Và tôi đã thấy thanh thản vì những gì mình đã làm.

Anh ra đi đã hơn 15 năm nhưng chị em tôi vẫn nhớ về anh, và tôi nghĩ rằng "Mọi thứ trên đời đều có thể mất đi, duy chỉ có tình yêu thương là mãi mãi!".

Năm nay tôi đã 35 tuổi…

Ngọc Huệ

173 năm lưu giữ Sắc phong thần

Vào năm 1852, vua Tự Đức ban chiếu chỉ sắc phong “Thành Hoàng Bổn Cảnh” cho Đình thần Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình), cùng với nhiều ngôi đình khác ở Nam Bộ. Trải qua 173 năm, song Sắc phong thần vẫn được Ban Quản trị đình giữ gìn cẩn thận, vun bồi nhiều giá trị tốt đẹp trong cộng đồng dân cư.

Tưng bừng, trang nghiêm 100 năm Lễ hội Nghinh Ông

Mỗi dịp rằm tháng 2 âm lịch hằng năm, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Lễ hội Nghinh Ông luôn thu hút hàng ngàn người dân thập phương tham gia, là dịp để ngư dân vùng ven biển tỏ bày lòng thành kính loài cá Ông (cá Voi) mà ngư dân miền biển tôn kính gọi là “Vị thần - Đại tướng quân Nam Hải”. Những hình ảnh, hiện vật về loài cá Voi trưng bày cho thấy, lễ hội được diễn ra đúng nghi thức với sự thành kính và trang nghiêm của ngư dân Sông Đốc.

Trung tá Minh Thơ - Tay máy nữ cá tính

Trưởng thành trong gia đình có 3 thế hệ công tác trong ngành công an, Trung tá Minh Thơ (Trần Thị Phơ) gắn bó từ những ngày đầu, có 22 năm là phát thanh viên chuyên mục An ninh Bến Tre (1998-2020). Ngoài công việc chính, chị còn năng nổ tác nghiệp: quay phim - chụp ảnh - viết tin, bài cho chuyên mục và cộng tác với các báo.

“Bên dòng Khoa Giang” - Câu chuyện trăm năm

“Nơi đất lành ông về yên nghỉ, vững niềm tin trên bến Khoa Giang, hò ơ... Dù cho bão tố phong ba, khoan hỡi khoan hò khơi xa thẳng tiến cá tôm đầy thuyền. Ngư dân vững lòng, gió căng cánh buồm, cho đời, cho đời ngập tràn niềm vui...

Phụ nữ & tình yêu cuộc sống

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2025, hội viên nữ, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) trên toàn quốc gởi tác phẩm tham gia triển lãm Online. Với chủ đề Phụ nữ - Tình yêu cuộc sống, triển lãm năm nay quy tụ 217 tác phẩm của 73 tác giả, phong phú về đề tài, thể hiện sinh động cuộc sống ở các vùng, miền trong cả nước, từ Bắc đến Nam.

Giữ gìn, phát huy văn hoá - văn nghệ dân gian

Văn hoá - văn nghệ dân gian Cà Mau, với hệ thống tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội; ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian, các giai thoại truyền miệng, các tín ngưỡng dân gian... phản ánh bức tranh đa sắc, những giá trị lâu bền và kết tựu nên hồn cốt, phong vị của đất và người vùng đất cực Nam Tổ quốc qua suốt chiều dài lịch sử.

Giao thoa giữa Nguyễn Ngọc Tư và triết lý Nietzsche

Giải thưởng "Văn học Ðông Nam Á xuất sắc nhất năm 2024" mà Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận được từ Tạp chí Văn học Ðiền Trì (Trung Quốc) khẳng định tài năng của chị, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của văn học Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Khơi mạch cảm xúc với ảnh in trên giấy dó

Bắt đầu tiếp xúc với nhiếp ảnh năm 1990 cùng máy ảnh phim Zenit, chuyển sang nhiếp ảnh nghệ thuật sau biến cố cuộc sống vào năm 2005, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Hải Bình gầy dựng phong trào nhiếp ảnh trẻ ở TP Nha Trang vào năm 2012, thông qua diễn đàn anhsangdep.com. Năm 2015, anh tham gia thành lập Câu lạc bộ Ánh sáng đẹp, trực thuộc Tỉnh đoàn Khánh Hoà.

Yêu mến quê sen

Dù làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chuyên về thi công, tuy nhiên, sinh sống trên quê hương nông nghiệp, mỗi sớm lái xe đi làm, anh say sưa ngắm cảnh đẹp trên đường: bến nước, đồng lúa, dòng sông, đầm sen, làng hoa, vườn cây trái trĩu cành, những công trình mới... Lòng yêu mến quê thiết tha là nguồn cảm hứng dạt dào, tạo mạch cảm xúc mãnh liệt thôi thúc Trần Thành Trung hiện thực hoá mong ước ghi lại nhiều nhất có thể những góc nhìn đẹp, ấn tượng về xứ sở sen hồng Ðồng Tháp.

Phải nêu bật vai trò, đóng góp và thành tựu to lớn của báo chí

Ý kiến trên của Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), được các đại biểu dự cuộc họp lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề cương nội dung Hội thảo khoa học “Báo chí cách mạng Cà Mau những chặng đường lịch sử vẻ vang” nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, hết sức tâm đắc và đồng thuận.