ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 19:48:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Áp lực mang tên "Bài tập về nhà"

Báo Cà Mau Bạn đọc M.H gửi tâm tư qua Fanpage của báo Cà Mau rằng, con mới vào lớp 1 mà mỗi ngày đã phải học 2 buổi từ 7 giờ sáng đến 16 giờ chiều, về nhà còn phải dành từ 2 giờ mỗi tối để viết bài tập theo yêu cầu của cô.

Với nỗi lòng người mẹ, chị H bày tỏ, trẻ em ở độ tuổi tiểu học, đặc biệt là lớp 1, đang trong giai đoạn hình thành nhân cách và phát triển tư duy. Học sinh lớp 1 cần thời gian để vui chơi, khám phá và phát triển các kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, con chị và nhiều bạn học khác tại trường đang phải đối mặt với áp lực học tập quá lớn. Điều này không chỉ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng mà còn làm mất đi những giây phút quý giá bên gia đình.

Chị mong muốn các cơ quan, ban, ngành có liên quan xem xét lại vấn đề giao bài tập cho học sinh tiểu học, đặc biệt là lớp 1. Và nên tổ chức các buổi hội thảo hoặc khảo sát ý kiến phụ huynh để lắng nghe những phản hồi, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục hiệu quả hơn.

Đồ hoạ: LÊ TUẤN

Thực tế, nỗi lòng của vị phụ huynh trên cũng giống câu chuyện của nhiều gia đình hiện nay có con học lớp 1, kể cả lớp 2, 3. Chỉ nhìn bộ sách giáo khoa và vở bài tập thôi là đã thấy áp lực vì ngoài việc các con học 2 buổi ở trường, mỗi tối phụ huynh còn phải dành thời gian để dạy kèm và giúp con làm bài tập về nhà. Nhiều vị phụ huynh hay nói đùa với nhau là hễ dạy con học là phải đóng “vai ác” tức là phải la mắng, doạ nạt… Chính họ cũng trở nên căng thẳng và đầy áp lực, thì con trẻ sẽ phải chịu áp lực đến mức nào.

Ngày 5/1/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 3977/BGDĐT-GDTH yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh. Song, trên thực tế, một vài trường vẫn chưa thực hiện đúng quy định, học sinh vẫn được giao bài tập về nhà bởi nhiều lý do.

Nhìn từ góc độ con trẻ, nhất là đối với học sinh lớp 1, khi mới vừa làm quen với môi trường học tập, các em cần sự khuyến khích niềm yêu thích học tập, khám phá những kiến thức mới, tạo sự hứng khởi khi đến trường. Đây cũng là mục tiêu hướng tới của ngành giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập và là điều mà nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đang hướng tới để xây dựng “Trường học hạnh phúc” thay vì những áp lực từ bài vở, điểm số.

Thiết nghĩ, ngành giáo dục mà cụ thể là các nhà trường, giáo viên cần có giải pháp hợp lý nhằm giúp học sinh cân bằng giữa việc học và tham gia các hoạt động khác, không giao bài tập về nhà khi đã học 2 buổi trên lớp. Thay vào đó có thể giao nhiệm vụ cho các em để tạo sự kết nối kiến thức đang học ở trường với thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động trải nghiệm để học sinh có thể vừa học vừa chơi. Ví như, ở nhà, học sinh có thể chia sẻ với ba mẹ, ông bà những gì đã học ở trường, cùng quan sát, suy nghĩ về chủ đề nào đó trong các bài đã học; hay cùng ba mẹ, ông bà đọc sách, kể chuyện... Thông qua những hoạt động này, các em có cơ hội suy nghĩ về những gì đã học, được trải nghiệm thì kiến thức sẽ nhớ lâu hơn, tăng thêm sự hứng thú học tập. Có như vậy, các em mới không cảm thấy căng thẳng và mỗi ngày đến trường cũng như khi về nhà đều là ngày vui./.

Phúc An

 

Nỗi buồn… thần tượng

Mấy ngày nay, có lẽ nhiều cư dân mạng cảm thấy khá sốc trước vụ việc một số người nổi tiếng dính ồn ào bán hàng trên mạng.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên

Năm 2025, Cà Mau đứng trước "cột mốc kép": vừa hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, vừa hiện thực hóa Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời "chạy nước rút" để đạt mức tăng trưởng GRDP từ 8% trở lên. Đây là nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng là cơ hội để Cà Mau bứt phá, khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm và trách nhiệm, Đảng bộ và Nhân dân Cà Mau đang nỗ lực không ngừng để biến mục tiêu này thành hiện thực.

Chấp hành Luật Giao thông là bảo vệ tính mạng chính mình

Thời gian gần đây, tôi thường xuyên chứng kiến những vụ tai nạn nghiêm trọng do sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Những vụ va chạm giữa xe máy và ô tô, hay giữa xe máy và xe tải không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người tham gia giao thông. Điều này một phần xuất phát từ thói quen phóng nhanh, vượt ẩu, không chú ý quan sát, và không tuân thủ các quy định giao thông.

Ngày đặc biệt

Chúng ta vừa trải qua một ngày đặc biệt. Hẳn là vậy. Một vài người bạn có đầu óc tinh tế của tôi đã phát hiện ra rằng, ngày 28 - ngày cuối cùng của tháng Hai dương lịch lại là ngày 1 tháng Hai năm Ất Tỵ.

Quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của EC

Trong nỗ lực chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp (IUU) của Cà Mau, Công an huyện Ngọc Hiển vừa khởi tố và bắt tạm giam Trương Văn Sang (37 tuổi, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), thuyền trưởng tàu cá CM-08710-TS, về hành vi vận chuyển 9 thiết bị giám sát hành trình tàu cá khác không đúng quy định. Đây là một phần trong kế hoạch điều tra và xử lý tàu cá vi phạm trên biển của tỉnh Cà Mau. Đến nay, các lực lượng chức năng Cà Mau đã tiến hành xử phạt 206 vụ vi phạm về khai thác thủy sản với số tiền 7.645,85 triệu đồng. Trong đó, vi phạm IUU 114 vụ/6.424,25 triệu đồng (vi phạm vùng biển nước ngoài 02 tàu cá/1.800 triệu đồng; vi phạm về giám sát hành trình 48 vụ/3.408 triệu đồng). Bên cạnh đó, công an còn khởi tố, đưa ra xét xử các vụ án hình sự liên quan đến hoạt động trái phép của tàu cá trên biển, thể hiện trách nhiệm và sự quyết tâm cao của tỉnh Cà Mau trước cả nước trong việc gỡ “thẻ vàng” từ EC.

Áp lực mang tên "Bài tập về nhà"

Bạn đọc M.H gửi tâm tư qua Fanpage của báo Cà Mau rằng, con mới vào lớp 1 mà mỗi ngày đã phải học 2 buổi từ 7-16 giờ mà khi về nhà, còn phải dành từ 18-20 giờ chỉ để viết bài tập theo yêu cầu của cô.

Đạo đức kinh doanh

Vừa qua, tôi được người bạn mời đến quán ăn do bạn làm chủ để trải nghiệm không gian, món ăn và cách phục vụ. Sau khi cùng các đồng nghiệp tham quan, thưởng thức, chúng tôi đều thống nhất rằng quán rất sạch sẽ, không gian thoáng đãng, món ăn ngon và cách phục vụ chu đáo. Đó có thể là điều bình thường đối với nhiều quán ăn, nhưng khi trò chuyện với chủ quán, tôi cảm nhận được một cái nhìn sâu sắc hơn về đạo đức trong kinh doanh.

Thầy, cô giáo phải là tấm gương đạo đức

Truyền thống giáo dục của Việt Nam, vai trò và vị trí của người thầy luôn được đặt lên hàng đầu, như trụ cột vững chắc trong sự nghiệp "trồng người." Hình ảnh người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người "thực hành" về nhân cách, đạo đức để hướng dẫn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh.

Chật vật với lương khởi điểm

Trong bối cảnh vật giá và chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, nhiều con em gia đình ở nông thôn ra thành phố học tập, công tác đang phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì cuộc sống. Hiện nay, mức lương cơ sở khởi điểm cho công chức, viên chức mới tuyển dụng (A1) có trình độ từ đại học trở lên chỉ khoảng 5.476.000 đồng/tháng, không tính lương của lực lượng vũ trang. Mức lương này khó đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của cá nhân nếu không có sự hỗ trợ thêm từ người thân và gia đình.

Tung tin giả là tội ác!

Trong khi Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội cùng hướng về đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục, tái thiết cuộc sống sau những mất mát, thiệt hại nặng nề vì bão lũ, thì hàng loạt tin giả (fake news) xuất hiện, lan tràn khắp mạng xã hội. Trước những biến cố mất mát, đau thương của cộng đồng, một số cá nhân lại coi đó là cơ hội để trục lợi với động cơ, suy nghĩ hết sức vị kỷ, lệch lạc, thậm chí là tàn nhẫn.