ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 15:21:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên mầm non

Báo Cà Mau (CMO) Sáng nay 9/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) tổ chức hội thảo "Giải pháp thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục". Dự hội thảo có ông Nguyễn Thanh Luận, Giám đốc Sở GĐ&ĐT.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.

Tổng số trường mầm non toàn tỉnh hiện có 133 trường, gồm 119 trường công lập và 14 trường thục, trong đó có 106 trường đạt chuẩn quốc gia. Tổng số nhóm lớp là 1.166; trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp đạt tỷ lệ 99,6%. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên 2.294 người. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn là 96%.

Nhìn chung, các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm, khen thưởng và các quyền lợi khác cho giáo viên được quan tâm, từng bước cải thiện. Hàng năm giáo viên được tạo điều kiện tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng và Sở GD&ĐT tổ chức.

Tuy nhiên, theo Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì tính đến tháng 12/2022 tỉnh còn thiếu 127 giáo viên và số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 cũng còn 81/1.991 giáo viên cần phải đào tạo nâng chuẩn từ trung cấp lên cao đẳng đối với giáo viên mầm non (GVMN).

Hiện nay, tỷ lệ giáo viên/lớp chỉ đạt 1.7 giáo viên/1 lớp. Do thiếu giáo viên nên tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi ra lớp còn thấp so với bình quân chung của khu vực và bình quân chung cả nước.

Tổng số trường mầm non toàn tỉnh hiện có 133 trường, với 1.166 nhóm lớp; trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp đạt tỷ lệ 99,6%.

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GĐ&ĐT, cho biết: “Việc thiếu GVMN đã gây ra một áp lực rất lớn cho giáo viên, nhất là đối với các lớp bán trú, khối lượng công việc của họ phải tăng lên gấp 2 lần so với các lớp có đủ 2 giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của giáo viên; ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; đặc biệt là việc đảm bảo an toàn cho trẻ vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Do chỉ có 1 giáo viên/lớp nên phụ huynh chưa yên tâm gởi trẻ đến trường, điều này đã làm cho tỷ lệ huy động trẻ dưới 5 tuổi ra lớp còn thấp. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để thu hút GVMN, phát triển đội ngũ GVMN có trình độ chuyên môn ngày càng vững vàng, có tay nghề cao, đảm bảo sự đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội là việc làm rất cần thiết, mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay”.

Hội thảo đã dành phần lớn thời gian để các phòng GD&ĐT, các cơ sở GVMN trong tỉnh tham luận chia sẻ về thực trạng đội ngũ GVMN tại địa phương; trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp thu hút GVMN, giải quyết tình trạng thiếu GVMN ngay tại địa phương trong thời điểm hiện nay; đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN cũng như giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành mầm non nhằm tạo nguồn bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới./.

 

Quỳnh Anh

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".