ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 00:33:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bán hàng đa cấp - Ai tin, tin ai?: Bài 2: Tăng cường quản lý bán hàng đa cấp

Báo Cà Mau Để tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp trái pháp luật và những hình thức bán hàng bất thường khác, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, cần tìm hiểu kỹ, nếu cần có thể hỏi cán bộ và hỏi các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, đừng vì thiếu thông tin, ham lợi sẽ dễ bị dụ dỗ mời gọi tham gia.

Gần đây, bán hàng đa cấp phát sinh nhiều yếu tố không lành mạnh, gây dư luận xấu về hoạt động này. Ðể kịp thời thông tin đến bạn đọc trong tỉnh về hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau và công tác quản lý hoạt động này, phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng Phòng Quản lý thương mại Sở Công thương, để làm rõ vấn đề trên.

- Thưa ông, ông cho biết tình trạng bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh hiện nay diễn ra như thế nào và công tác quản lý Nhà nước của ngành chức năng đối với hoạt động này ra sao?

Ông Nguyễn Việt Trung: Theo quy định tại Nghị định số 42/2014/NÐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Thông tư số 24/2014/TT-BCT của Bộ Công thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NÐ-CP thì doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp đều do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Còn Sở Công thương có trách nhiệm xem xét, ra văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo của doanh nghiệp (hoặc không xác nhận) cho hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Chuỗi bán hàng đa cấp.                Ảnh minh hoạ

Ðồng thời, Sở Công thương và một số cơ quan có thẩm quyền của địa phương, lực lượng quản lý thị trường, công an, UBND các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đối với doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 26 doanh nghiệp được Sở Công thương xác nhận cho hoạt động bán hàng đa cấp. Trong đó, có 4 đăng ký địa chỉ hoạt động, 22 doanh nghiệp không có đăng ký địa chỉ hoạt động. Trong tháng 4/2016, Sở Công thương thu hồi giấy xác nhận cho hoạt động đối với 2 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Con Ðường Việt - ở Hà Nội và 1 chi nhánh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Sóng Ðại Dương - TP Hồ Chí Minh). Tổng số người tham gia bán hàng đa cấp (làm nhà phân phối) trên địa bàn tỉnh là 4.080 người.

Nhìn chung, nếu doanh nghiệp bán hàng đa cấp đúng quy định có mặt tích cực là góp phần giải quyết việc làm, sử dụng thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập cho một số người lao động tham gia bán hàng đa cấp.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này bộc lộ một số mặt trái, hạn chế, biến tướng, vi phạm, như: vì áp lực lợi nhuận nên một số doanh nghiệp dù được cấp phép hoạt động nhưng cũng có những biến tướng nhất định bằng nhiều cách, kể cả lạm dụng hình thức khuyến mại, tặng quà, tặng tiền thưởng để thu hút thành viên mới. Các nhà phân phối chính thức (có thẻ thành viên) cũng vì áp lực của công ty và vì doanh số, tiền hoa hồng của cá nhân mà cũng ra sức nói quá, thổi phồng về công ty, về công dụng hàng hoá để lôi kéo người mới tham gia bán hàng đa cấp, làm cho hoạt động bán hàng đa cấp dù được cấp phép nhưng cũng hết sức phức tạp, khó phân biệt đâu là hoạt động bình thường, đâu là biến tướng.

Bên cạnh những doanh nghiệp được cấp phép và hoạt động đúng quy định, qua kiểm tra, ngành chức năng đã phát phiện trên địa bàn tỉnh có những doanh nghiệp dù được cấp phép nhưng hoạt động sai, trái quy định và những doanh nghiệp không được cấp phép hoạt động trá hình, có những hành vi bán hàng đa cấp bất chính, trái quy định, (đã xử lý 4 doanh nghiệp). Ngoài ra, có nhiều biểu hiện hoạt động bán hàng tuy không phải đa cấp nhưng bán hàng độc quyền, giá cao gấp nhiều lần, gây thiệt hại cho người tiêu dùng...

Trong thời gian từ tháng 3/2016 đến nay, UBND tỉnh, Sở Công thương, Ðội Kiểm tra liên ngành 389, Công an tỉnh, UBND các cấp... đã tăng cường chỉ đạo, xiết chặt quản lý (thu hồi 2 giấy xác nhận cho phép hoạt động), tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm (kiểm tra, xử lý 4 vụ) nên có phần lắng dịu, vẫn kiểm soát được tình hình.

Sau khi cấp phép cho các đơn vị kinh doanh đa cấp tổ chức hội thảo, Sở Công thương có biện pháp gì để kiểm tra và giám sát hoạt động của các đơn vị này?

- Ông Nguyễn Việt Trung: Ðối với những doanh nghiệp có đăng ký tổ chức hội thảo thì cơ bản thực hiện đảm bảo theo quy định vì sở xem xét hồ sơ rất kỹ mới đồng ý cho tổ chức hội thảo. Mặc dù vậy, sau khi ra văn bản cho tổ chức hội thảo, sở vẫn giao cho Phòng Quản lý thương mại, Thanh tra Sở và Chi cục Quản lý thị trường giám sát, kiểm tra.

Ðối với trường hợp tổ chức hội thảo không đăng ký với Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường luôn giám sát, kiểm tra, kịp thời phát hiện một số trường hợp sai trái và đã xử lý nghiêm.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hình thức biến tướng của bán hàng đa cấp không? Những biểu hiện nào là bán hàng đa cấp trái quy định pháp luật, thưa ông?

Ông Nguyễn Việt Trung: Có thể có những hoạt động bán hàng đa cấp sai trái, biến tướng sau đây: Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hoá dưới bất kỳ hình thức nào; yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình; cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp

Hay, từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác; tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo không được sự cho phép cho cơ quan Nhà nước; ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khoá đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8, Ðiều 3, Nghị định số 42/2014/NÐ-CP; yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào.

Hoặc, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hoá, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp (Khoản 10, Ðiều 3, Nghị định số 42/2014/NÐ-CP); Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Ðiều 26, Nghị định số 42/2014/NÐ-CP).

Khi phát hiện những hiện tượng trên, cán bộ và người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm tích cực thông tin cho Phòng Quản lý thương mại Sở Công thương, Thanh tra Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường hoặc chính quyền địa phương (công an, UBND phường, xã, thị trấn; phòng kinh tế - hạ tầng các huyện, thành phố; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các huyện, thành phố…)

Ðồng thời để tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp trái pháp luật và những hình thức bán hàng bất thường khác, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, cần tìm hiểu kỹ, nếu cần có thể hỏi cán bộ và hỏi các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, đừng vì thiếu thông tin, ham lợi sẽ dễ bị dụ dỗ mời gọi tham gia.  

- Trước thực trạng trên, ông có đề xuất gì để công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh được hiệu quả hơn?

Ông Nguyễn Việt Trung: Sở sẽ tiếp tục tuyên truyền phổ biến và thực hiện đúng Nghị định số 42/2014/NÐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Thông tư số 24/2014/TT-BCT của Bộ Công thương. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 2847/UBND-KT ngày 6/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đảm bảo an toàn thực phẩm và chống gian lận thương mại. Tiếp tục rà soát, tăng cường quản lý hoạt động thương mại, hoạt động bán hàng, chấn chỉnh hoạt động khuyến mại, hoạt động bán hàng đa cấp, bán hàng theo phương thức độc quyền, đẩy giá cao so giá trị thực, giá thị trường, không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng để bán hàng đa cấp trá hình, bán hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Lực lượng quản lý thị trường chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động bán hàng kém chất lượng, bán hàng đa cấp trá hình, bán hàng độc quyền giá cao bất hợp lý. Phối hợp với các đoàn thể, cơ quan báo, đài đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, người bán hàng, tránh vì lợi nhuận mà bất chấp quy định, vi phạm pháp luật, đạo đức trong kinh doanh. Ðẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân hiểu biết về thực phẩm chức năng, tăng cường quản lý mua bán, giới thiệu, quảng cáo, bán hàng thực phẩm chức năng giá cao bất hợp lý, gây thiệt hại đối với người tiêu dùng.

Kiến nghị các cấp chính quyền địa phương, ấp, khóm, tổ tự quản, xem đây là các nhiệm vụ thường xuyên nhằm tuyên truyền, hướng dẫn đến Nhân dân; chủ động quản lý, giám sát, kiểm tra các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp bất chính, bán hàng giả, kém chất lượng, tổ chức hội thảo bán hàng trái quy định, gây mất trật tự xã hội.  

- Xin cảm ơn ông!./.

Hồng Minh thực hiện

Liên kết hữu ích

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).