ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 16:50:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bản hùng ca thống nhất

Báo Cà Mau Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Các tiết mục hợp ca được dàn dựng kỹ lưỡng, hoành tráng.

Các tiết mục hợp ca được dàn dựng kỹ lưỡng, hoành tráng.

Chương trình gồm 13 tiết mục với các thể loại: ca, múa, nhạc, kịch, tiểu phẩm. Tất cả tiết mục đều được làm mới, viết nhạc, thiết kế bài múa mới... tạo sức hút với khán giả tại 9 địa điểm diễn ở các huyện và TP Cà Mau. Ðặc biệt, phải kể đến tiết mục "Tấm lòng của mẹ" do các biên đạo, diễn viên của Trung tâm Văn hoá tỉnh dàn dựng và thể hiện.

Tiết mục “Tấm lòng của mẹ” tái hiện hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tiết mục “Tấm lòng của mẹ” tái hiện hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ông Dương Hoàng Giang, Giám đốc Trung tâm Văn hoá tỉnh, cho biết: “Cấu trúc chương trình biểu diễn phải truyền tải được nội dung và không khí hào hùng của cách mạng năm nào. Ðiều mà tất cả anh em Trung tâm mong muốn là người xem phải tự hào và tri ân sự hy sinh của các anh hùng, mẹ Việt Nam anh hùng... đã đổ máu xương, cống hiến để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trong tháng Tư này, Trung tâm phải tập đến 50 chương trình nghệ thuật để phục vụ xuyên suốt, nên các anh em nghệ sĩ đã nỗ lực rất nhiều”.

Sự đón nhận của người dân tại các điểm diễn chính là nguồn động viên tinh thần to lớn cho các nghệ sĩ của Trung tâm. Ở một số nơi, học sinh còn cầm cờ đỏ sao vàng để cổ vũ và vẫy theo từng nhịp múa, từng lời bài hát, tạo nên điểm nhấn khó phai trong lòng chính những nghệ sĩ biểu diễn.

Khán giả trẻ, nhất là học sinh các trường hưởng ứng nhiệt tình chương trình “Bản hùng ca thống nhất”. Một số em còn mang theo cờ để cổ vũ cho nghệ sĩ.

Khán giả trẻ, nhất là học sinh các trường hưởng ứng nhiệt tình chương trình “Bản hùng ca thống nhất”. Một số em còn mang theo cờ để cổ vũ cho nghệ sĩ.

Ðến xem chương trình nghệ thuật, anh Trần Trọng Thể, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, cho biết: “Chương trình biểu diễn lần này khá kỳ công. Tôi đưa gia đình đi xem đến hết mới về. Các con tôi hào hứng ngồi xem, càng hiểu biết nhiều hơn về ngày đặc biệt của dân tộc”.

Em Lê Quang Vinh, Lớp 9A, Trường THCS Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Chúng em cảm thấy vui vì có thể sống cùng giây phút lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt là chiến thắng vĩ đại giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chúng em thích nhất là tiết mục "Bác Ba Phi kể chuyện đánh giặc", rất dễ thương, cuốn hút và sinh động”.

Ðể có những đêm diễn thành công, các nghệ sĩ Trung tâm Văn hoá tỉnh phải liên tục tập 3 buổi/ngày. Có hôm lưu diễn về đến TP Cà Mau cũng đã nửa đêm, chỉ nghỉ ngơi vài tiếng là dậy tập lại bài để trưa di chuyển xuống điểm diễn khác.

Nghệ sĩ trẻ Hoàng Phúc chia sẻ: “Tham gia chương trình là niềm hạnh phúc không chỉ của riêng tôi mà của hầu hết các diễn viên trẻ. Bởi vậy, trong quá trình tập luyện đến khi biểu diễn, ai cũng mong có thể chỉn chu nhất, cố gắng hết sức mang món ăn tinh thần phục vụ khán giả ở 9 huyện, thành phố. Ðiều đặc biệt là trước khi hợp nhất 2 tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, những chuyến xe về điểm diễn phục vụ cơ sở càng nhiều cảm xúc hơn. Lần này, tôi diễn vai Ðậu cùng với bác Ba Phi (do Ðạo diễn Quốc Tín thủ vai), trong tiểu phẩm “Bác Ba Phi kể chuyện đánh giặc”. Vẫn như nhiều suất diễn về cơ sở trước đó, mang hình ảnh bác Ba Phi và những câu chuyện của ông đến với khán giả; nhưng lần này, trong tiểu phẩm, ngoài tiếng cười ý nhị, hào sảng được gửi trao đến khán giả, trong từng câu thoại, lời ca, chúng tôi còn cố gắng lồng ghép nhiều thông điệp về tình yêu quê hương, xứ sở".

Tiểu phẩm “Bác Ba Phi kể chuyện đánh giặc” của Nghệ sĩ Hoàng Phúc và Ðạo diễn Quốc Tín mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả.

Tiểu phẩm “Bác Ba Phi kể chuyện đánh giặc” của Nghệ sĩ Hoàng Phúc và Ðạo diễn Quốc Tín mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả.

Những ngày tháng Tư lịch sử, mạch tự hào của 50 năm thống nhất đất nước len lỏi trong từng trái tim, chương trình nghệ thuật ý nghĩa “Bản hùng ca thống nhất” nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả ở các địa phương. Quý nhất là khi diễn ở các điểm trường, chương trình được học sinh đón nhận nồng nhiệt. Ðối với các nghệ sĩ, đây sẽ là kỷ niệm thật đẹp trong hành trình nghệ thuật.

Cà Mau là mảnh đất anh hùng, kiên trung cùng dân tộc đi qua 2 cuộc kháng chiến vĩ đại giành độc lập, tự do. Thế hệ trẻ hôm nay cần trân quý màu nắng thanh bình được thắp bằng máu xương của lớp lớp thế hệ cha ông đi trước, từ đó cùng nhau góp sức trẻ điểm tô cho quê hương thêm giàu, thêm đẹp.

 

Lam Khánh

 

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.