Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HÐND năm 2015, Ban Kinh tế - Xã hội HÐND (KTXH) huyện U Minh nhiệm kỳ 2016-2021 đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát theo chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định và thực hiện chương trình giám sát năm 2016 của ban.
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HÐND năm 2015, Ban Kinh tế - Xã hội HÐND (KTXH) huyện U Minh nhiệm kỳ 2016-2021 đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát theo chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định và thực hiện chương trình giám sát năm 2016 của ban.
Sau khi được kiện toàn tổ chức sau kỳ họp thứ nhất HÐND huyện U Minh nhiệm kỳ 2016-2021, Ban KTXH huyện U Minh hiện có 5 thành viên, trong đó có trưởng ban, 1 phó trưởng ban chuyên trách và 3 thành viên.
Khu hành chính huyện U Minh hôm nay. |
Thực hiện Nghị quyết của HÐND huyện về chương trình giám sát 6 tháng cuối năm 2016, Ban KTXH đã cụ thể hoá bằng chương trình giám sát của ban về giám sát kết quả tổ chức thực hiện Nghị định 130/2005/NÐ-CP và Nghị định 117/2013/NÐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130. Nhằm triển khai thực hiện chương trình giám sát này, Ban KTXH đã quyết định thành lập đoàn giám sát gồm 11 thành viên, do Trưởng Ban KTXH làm trưởng đoàn. Thành phần còn lại gồm thường trực HÐND, các thành viên của Ban KTXH và một số ban, ngành có liên quan.
Ðoàn giám sát tiến hành giám sát trực tiếp 4 đơn vị gồm: Phòng LÐ-TB&XH, Phòng Giáo dục, UBND xã Khánh Lâm và UBND xã Nguyễn Phích. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn còn lại thực hiện giám sát qua báo cáo.
Ông Huỳnh Công Hiệu, Phó trưởng Ban KTXH, Phó trưởng đoàn giám sát, cho biết: “Trên cơ sở đề cương của đoàn giám sát, các đơn vị xây dựng báo cáo của đơn vị mình, tập trung vào kết quả thực hiện, những thuận lợi, khó khăn về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Qua đó có những đề xuất, kiến nghị các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Theo đánh giá của đoàn giám sát, các đơn vị đã thực hiện đúng và đầy đủ các nội dụng đoàn giám sát yêu cầu”.
Kết quả giám sát cho thấy, về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định như: việc bố trí cán bộ, công chức đúng theo chuyên môn nghiệp vụ, vị trí việc làm và theo yêu cầu công việc, không hợp đồng lao động vượt số lượng biên chế được giao. Ðối với UBND cấp xã, còn thực hiện theo Nghị quyết số 03/2013/NQ-HÐND của HÐND tỉnh Cà Mau về quy định số lượng, chức danh và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và khóm, ấp. Ngay từ đầu năm, các cơ quan, đơn vị đều xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ, công khai tài chính và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn, cán bộ, công chức được tham gia giám sát.
Một số cơ quan, đơn vị từ nguồn kinh phí tự chủ tiết kiệm được hằng năm đã chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức đơn vị. Bà Ngô Thị Bình, Trưởng Phòng LÐ-TB&XH huyện U Minh, cho biết: “Ðây là số tiền hỗ trợ trên tinh thần tiết kiệm tối đa nguồn kinh phí tự chủ. Tuy mức hỗ trợ không nhiều nhưng là nguồn động viên để cán bộ, công chức đơn vị phấn đấu trong công việc”. Ông Huỳnh Thanh Luôl, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm, tâm đắc: “Số tiền mà xã hỗ trợ cán bộ cuối năm 2015 từ nguồn tiết kiệm tuy không lớn nhưng anh em rất phấn khởi, nhất là cán bộ bán chuyên trách”.
Ðại diện đoàn giám sát cho biết, các cơ quan, đơn vị đều thực hiện theo quy định, nhất là số lượng cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách đều đảm bảo theo đề án vị trí việc làm. Từ đó tạo sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nâng lên. Trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ và sự giám sát theo quy định, tất cả các khoản chi, nội dung chi được công khai minh bạch, giúp công tác kiểm soát chi chặt chẽ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động và kinh phí quản lý hành chính.
Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng nắm được một số khó khăn của các cơ quan, đơn vị phát sinh trong thực tế như: định mức phân bổ ngân sách đã qua chưa đáp ứng yêu cầu, các khoản phải chi trên thực tế rất nhiều nhưng không có trong dự toán. Trong khi nguồn phân bổ không đảm bảo mà các đơn vị phải thực hiện tiết kiệm theo quy định nên càng khó khăn hơn.
Ông Huỳnh Công Hiệu cho biết: “Những vấn đề khó khăn, hạn chế này, đoàn giám sát đã có kiến nghị tháo gỡ gửi đến các cơ quan chức năng xem xét nhằm gỡ khó cho các đơn vị. Trong đó, chúng tôi quan tâm đến định mức phân bổ kinh phí quản lý hành chính, kiến nghị thời gian tới phải nâng lên mới đáp ứng yêu cầu thực tế”./.
Bài và ảnh: Lê Hữu Lợi