Ngày 27/11, Ban Pháp chế, HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm tra (lần 2) các văn bản trình tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khoá X.
- Cải cách, nâng chất vì sự hài lòng
- Cải cách thủ tục hành chính phải lượng hoá, đo đếm được
- Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch
- Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính
Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm tra (lần 2) các văn bản trình kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khoá X.
Một trong những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến là dự thảo Nghị quyết về biên chế công chức, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, biên chế Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của tỉnh Cà Mau năm 2025.
Đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cho ý kiến với các nội dung tại phiên thẩm tra (lần 2) của Ban Pháp chế.
Căn cứ lộ trình giảm biên chế giai đoạn 2022-2026 và tình hình thực tế về quản lý, sử dụng biên chế của các cơ quan, đơn vị, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định biên chế công chức các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước của tỉnh Cà Mau năm 2025 với tổng số 1.956 biên chế công chức, giảm 26 biên chế công chức so năm 2024. Trong đó, cấp tỉnh là 1.062 biên chế công chức (giảm 12 biên chế công chức so năm 2024); cấp huyện là 894 biên chế công chức (giảm 14 biên chế công chức so năm 2024).
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trình kỳ họp báo cáo dự thảo tại hội nghị thẩm tra.
Dự kiến, tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước năm 2025 (sau khi đã điều chỉnh bổ sung cho các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và bổ sung 624 biên chế sự nghiệp giáo dục) trình HĐND phê duyệt là 19.229 người (tăng 210 người so năm 2024), trong đó, cấp tỉnh: 5.915 người (bổ sung 150 biên chế sự nghiệp giáo dục; tăng 50 biên chế cho các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); cấp huyện: 13.310 người (bổ sung 474 biên chế sự nghiệp giáo dục); dự phòng: 4 người (giảm 50 biên chế để bổ sung cho các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt biên chế Hội năm 2025 là 184 biên chế (bằng với năm 2024).
Ông Nguyễn Hoàng Thám, Phó ban Pháp chế, HĐND tỉnh nêu ý kiến tại hội nghị thẩm tra.
Từ cơ sở tính số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo loại đơn vị hành chính cấp xã và số lượng công chức tăng thêm theo quy mô dân số và diện tích tự nhiên, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Cà Mau năm 2025 là 2.398 biên chế (theo loại đơn vị hành chính cấp xã là 2.189 biên chế; số lượng công chức tăng thêm theo quy mô dân số và diện tích tự nhiên là 209 biên chế), giảm 14 biên chế so với năm 2024.
Từ cơ sở tính số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo loại đơn vị hành chính cấp xã và số lượng tăng thêm theo quy mô dân số và diện tích tự nhiên, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, giao số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tỉnh Cà Mau năm 2025 là 1.589 người (theo loại đơn vị hành chính cấp xã là 1.380 người; số lượng tăng thêm theo quy mô dân số và diện tích tự nhiên là 209 người); giảm 5 người so với năm 2024.
Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã được tính toán dựa trên loại đơn vị hành chính cấp xã và số lượng tăng thêm theo quy mô dân số và diện tích tự nhiên. (Ảnh minh hoạ: Người hoạt động không chuyên trách ở xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi vận động người dân thực hiện mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt).
Báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cũng được hội nghị dành sự quan tâm và ghi nhận các ý kiến sâu sát, tâm huyết.
Theo đó, tỉnh Cà Mau có 13/15 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt Kế hoạch CCHC đề ra của năm 2024. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, một số chỉ tiêu đạt, vượt so với kế hoạch như: tỷ lệ hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến; tỷ lệ thanh toán trực tuyến; tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã.
Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của tỉnh được thực hiện thường xuyên, quyết liệt; qua công tác sắp xếp, tỉnh đã giảm 11 đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2023. Đồng thời, việc ban hành chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của tất cả các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện đúng quy định của các cơ quan trung ương.
Công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện; việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế được thực hiện quyết liệt, thường xuyên.
Công tác xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số được nhiều cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt; quy trình xử lý công việc được thông suốt, nhanh gọn, chính xác, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian cho cơ quan, đơn vị, đồng thời đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Các đại biểu cho rằng, công tác CCHC phải xác định rõ tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp, lộ trình cụ thể để khắc phục đồng bộ, mang lại kết quả thực chất.
Hội nghị còn tập trung vào các nội dung thẩm tra về báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026; dự thảo Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 01/2022/NQHĐND ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của HĐND tỉnh ban hành Quy định một số nội dung, mức chi, hỗ trợ hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Quốc Rin