ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 10:11:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bánh khọt chiều mưa

Báo Cà Mau Cuộc sống này nhiều người may mắn có được công việc nhàn hạ, thu nhập cao, nhưng vẫn còn đó nhiều hoàn cảnh rất khó khăn, vất vả. Chính vì vậy họ mới nỗ lực hơn để vươn lên, vượt qua mọi trở ngại. Thật may mắn vì ngay giữa đời thường tôi đã gặp và học hỏi được khá nhiều điều từ em - người phụ nữ đảm đang và có cách trò chuyện thật dễ thương, dễ mến!

Đang đi xe máy trên đường thì bất ngờ cơn mưa ập đến, tôi tấp vội xe vào lề đường…

Mưa càng lúc càng nặng hạt mà xung quanh chẳng có chỗ nào trú mưa, ngoài cái quán nhỏ che bạt le lói chút ánh sáng hắt ra từ bếp than hồng. Nhìn kỹ lại, tôi thấy dáng một người phụ nữ đang ngồi cạnh bếp lửa. Ðang đói và lạnh, tôi mừng quá, bèn dựng xe rồi bước tới bàn nhỏ cạnh em gái. Nhưng tôi vô cùng thất vọng vì cái khay trống trơn, chẳng thấy cái bánh nào. Ngạc nhiên, tôi hỏi: “Hết bánh rồi hả em?”. Em nhìn tôi cười: “Bữa nay em đổ bánh không kịp giao khách chị ơi, khách thích ăn bánh nóng nên em không đổ sẵn”…

Trong lúc chờ em gỡ bánh xếp ra dĩa và bưng cho khách, tôi rút điện thoại ra chớp vài tấm hình định bụng sẽ đăng lên Zalo, Facebook chọc thèm mấy nhỏ bạn… Lát sau quay lại, sợ tôi chờ lâu, em nhoẻn miệng cười: “Chị thông cảm, chờ em tí nha”… rồi tay em thoăn thoắt múc từng vá bột đổ vào những khuôn bánh nhỏ xíu khiến cho tôi dù đói và thèm ăn vẫn phải nói rằng “không sao, chị chờ một chút cũng được mà.”

Vừa xem đổ bánh vừa trò chuyện cùng em như đã quen thân từ lâu: “Cái khuôn bánh này chắc cũng lâu rồi hả em, chị thấy nó cũ và méo mó…”. “Khuôn bánh này đã 70 tuổi rồi chị. Ðây là của hồi môn bà ngoại để lại. Bà mua khuôn bánh này khi bà còn trẻ. Bà cho em để mưu sinh”.

"Dĩa bánh 10 cái giá chỉ 10.000 đồng, rẻ vậy có lời không em…". “Ở đây chủ yếu em bán bánh cho học sinh và công nhân, thợ hồ. Xóm lao động mà chị, bán bình dân, mình chỉ lời chút đỉnh tiền chợ chị ơi”, em vui vẻ trả lời. Tôi tần ngần nhìn dĩa bánh và nhìn dáng gầy gò của em mà cảm thấy có gì đó cay cay nơi khoé mắt. Em kiếm từng đồng tiền ít ỏi bằng chính sức lao động của mình thật đáng quý. Trong cuộc sống, nếu như ai cũng có cách nghĩ và cách mưu sinh như em thì tốt đẹp biết bao. Có những nam nữ thanh niên sức vóc khoẻ khoắn, suốt ngày chỉ lo chơi bời lêu lổng, cờ bạc rượu chè.

“Ðã lâu rồi chị không thấy ai bán thứ bánh khọt bình dân này, hoặc có bán ở đâu đó trong hẻm mà chị không biết… Hôm nay thấy em bán, chị nhất định phải ăn cho đã thèm. Còn bao nhiêu em vô hộp, chị mua ủng hộ em hết”. “Chị thích ăn thì ăn tại chỗ mới nóng và ngon. Còn vài dĩa nữa, đổ xong bưng cho khách là em dọn rồi. Bữa nào chị ghé ăn thêm ủng hộ em cũng được”.

Vị beo béo của nước cốt dừa, vài lát dưa leo xắt sợi, điểm vài cọng rau thơm xanh cùng chút ớt đỏ… hoà cùng nước mắm pha rất vừa miệng, dĩa bánh ăn rất là ngon.

Thật ra trên các con đường của cái thành phố nhỏ bé này có rất nhiều con đường với nhiều quán ăn vặt, sang trọng có, bình dân có…, nhưng tôi vẫn thích ăn ở cái quán không tên này. Bởi không chỉ thức ăn ngon, rẻ, hợp vệ sinh mà tôi thấy ở em cách nói chuyện rất nhẹ nhàng, vui vẻ.

Cuộc sống này nhiều người may mắn có được công việc nhàn hạ, thu nhập cao, nhưng vẫn còn đó nhiều hoàn cảnh rất khó khăn, vất vả. Chính vì vậy họ mới nỗ lực hơn để vươn lên, vượt qua mọi trở ngại. Thật may mắn vì ngay giữa đời thường tôi đã gặp và học hỏi được khá nhiều điều từ em - người phụ nữ đảm đang và có cách trò chuyện thật dễ thương, dễ mến!./.

Bài và ảnh: Kim Thư

Làm mới dân ca, đồng dao bằng lời rap

Mùa hè năm nay, phim hoạt hình “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” ra rạp không chỉ mang đến bất ngờ về nội dung mà còn ấn tượng với phần nhạc. Bài hát chủ đề trong phim là bản mash-up đầy cảm xúc. Ca khúc sử dụng ba làn điệu dân gian quen thuộc: Lý cây đa, Ði cấy và đồng dao Dung dăng dung dẻ.

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.

Trang nghiêm lễ giỗ Đình thần Tân Nghĩa

Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.