ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 15:44:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Báo động sự trở lại nguy hiểm của dịch cúm gia cầm

Báo Cà Mau Mặc dù đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra ổ dịch cúm gia cầm nào, tuy nhiên, tình hình dịch cúm gia cầm đang có những diễn biến rất phức tạp, với sự xuất hiện của nhiều chủng vi-rút cúm khác nhau, có khả năng lây sang người. Đó là nhận định của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy.

Mặc dù đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra ổ dịch cúm gia cầm nào, tuy nhiên, tình hình dịch cúm gia cầm đang có những diễn biến rất phức tạp, với sự xuất hiện của nhiều chủng vi-rút cúm khác nhau, có khả năng lây sang người. Đó là nhận định của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy.

Theo kết quả giám sát của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, sự lưu hành của vi-rút cúm A/H5N1 trên đàn vịt sống và ngoài môi trường tự nhiên tại các chợ ở một số huyện, vượt mức báo động gấp 2 lần.

Cũng theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, toàn tỉnh hiện có tổng đàn gia cầm khoảng 1,6 triệu con. Trong đó, có 50% không tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân chính để dịch cúm gia cầm tái bùng phát thành dịch bệnh.

Người nuôi nên chọn mua con giống có nguồn gốc. (Trong ảnh: Ấp gia cầm giống tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh).

Mặt khác, việc buôn bán gia cầm sống tại các chợ chưa được sắp xếp riêng mà nằm rải rác và đan xen với các loại thực phẩm khác, đặc biệt, nguy hiểm hơn là bán xen kẽ với thức ăn hè phố cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao.

Ông Nguyễn Thành Huy cho biết, theo kết quả phối hợp nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ và một trường đại học của Nhật Bản, kết quả lấy 2 mẫu nước làm thịt gia cầm tại chợ xét nghiệm, cả 2 đều cho dương tính với cúm A/H5N1. Trong khi đó, người bán hay làm thịt gia cầm lại không mang bảo hộ như găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc gia cầm thì nguy cơ vi-rút cúm gia cầm lây lan sang người là điều khó tránh khỏi.

Ông Huy lo lắng, sau Tết, số lượng buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tuy đã hạ nhiệt, nhưng sự lưu hành của vi-rút cúm gia cầm ngoài môi trường tự nhiên nhiều. Điều đáng ngại nhất hiện nay là vi-rút có thể lây lan qua người. Bởi trên cả nước đang song hành cùng lúc cả 2 loại vi-rút H5N1 và H5N6 trên đàn gia cầm. Mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N6 được đánh giá tương đương cúm A/H5N1.

Trước nguy cơ dịch cúm gia cầm đang đe doạ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người chăn nuôi cần quan tâm hơn đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể, nhập mới đàn gia cầm phải có nguồn gốc rõ ràng. Nên chọn con giống từ những cơ sở chăn nuôi an toàn, sạch bệnh và tốt nhất chọn từ đàn bố mẹ có tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng những bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng, dịch tả vịt.

Chăn nuôi gia cầm với mật độ nuôi phù hợp, nuôi riêng biệt theo từng lứa tuổi, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh môi trường, tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lưu hành ngoài môi trường. Đồng thời, cung cấp đủ nước sạch và thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng. Chủ nuôi khi phát hiện có gia cầm mắc bệnh, chết bất thường không rõ nguyên nhân, phải báo ngay với nhân viên thú y xã hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý kịp thời, nhanh chóng dập tắt dịch, tránh lây lan diện rộng. Tuyệt đối không bán chạy gia cầm mắc bệnh, không vứt xác gia cầm bệnh chết xuống kinh rạch, ao hồ làm ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh.

Để phòng lây nhiễm bệnh cúm gia cầm cho người, khi tiếp xúc với gia cầm, đặc biệt là gia cầm bệnh, người tiếp xúc phải sử dụng bảo hộ lao động, tối thiểu phải đeo khẩu trang, găng tay. Tuyệt đối không giết mổ gia cầm bệnh, chết làm thực phẩm, không ăn tiết canh gia cầm./.

Bài và ảnh: Trúc Ly

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).