ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 00:31:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo tàng Cà Mau trước cơ hội mới

Báo Cà Mau Những người làm công tác bảo tàng miệt mài sưu tầm, bảo quản, sắp xếp hiện vật để trưng bày nhằm giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá cho thế hệ tương lai.

Kể từ lúc chia tách tỉnh, Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã có những thành quả nhất định trong việc sưu tầm, sắp xếp và trưng bày các hiện vật gắn liền với đời sống văn hoá của cư dân vùng địa đầu cực Nam Tổ quốc qua các thời kỳ. Từ đó, làm sinh động thêm, phong phú thêm đời sống tinh thần, quảng bá hình ảnh của Cà Mau đến với bạn bè khắp nơi. Cái khó nhất của đơn vị, như lời anh Dương Minh Vĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau, thổ lộ: “Chưa có được cơ sở vật chất hoàn chỉnh, một không gian đúng nghĩa dành cho công tác bảo tàng”.

Và cơ hội "đổi đời" của bảo tàng sắp đến khi UBND tỉnh có kết luận chính thức về Dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Cà Mau. Ðây là dự án nhận được nhiều sự kỳ vọng, trông chờ để làm bật dậy một thế mạnh mà bấy lâu nay tỉnh Cà Mau chưa thể khai thác: làm lan toả những giá trị truyền thống, xây dựng thương hiệu văn hoá của Cà Mau gắn với các dịch vụ du lịch kèm theo.

Cái khó không bó được… bảo tàng

Anh Vĩnh nói vui: “Gắn cái “hộ khẩu tạm trú” cũng thiệt thòi lắm chớ. Nhưng anh em làm công tác bảo tàng cũng hiểu, tỉnh đã rất quan tâm, ủng hộ nên động viên nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ”. Ðặc thù ngành bảo tàng là công tác chuyên môn sâu, những thứ chỉ có thể miêu tả bằng công việc cụ thể, cần mẫn một cách bền bĩ. Chỉ những ai yêu nghề, kiên nhẫn và có tâm mới trụ lại được. Công việc thường ngày là sắp xếp, phân loại và bảo quản, sưu tầm, nghiên cứu thực địa, lập hồ sơ cho hiện vật...

Những người làm công tác bảo tàng miệt mài sưu tầm, bảo quản, sắp xếp hiện vật để trưng bày nhằm giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá cho thế hệ tương lai.

Anh Vĩnh thông tin: “Mỗi thời kỳ, cuộc sống của xã hội lại có sự khác biệt với những đặc trưng nổi trội, nếu người làm công tác bảo tàng không am hiểu, nắm bắt kịp thời thì các hiện vật hoặc là không mang tính đại diện, hoặc là bị lầm lẫn”.

Do chưa có cơ ngơi ổn định, Bảo tàng tỉnh trong nhiều năm không có nơi trưng bày. Khó khăn là vậy, anh em liền nảy ra sáng kiến là đem hiện vật trưng bày trong Thư viện tỉnh. Qua hơn 2 năm, 3 gian trưng bày hiện vật với các chủ đề: Kháng chiến chống Pháp; Kháng chiến chống Mỹ và 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã mang lại hiệu ứng tích cực.

Anh Lý Hoàng Vũ, Giám đốc Thư viện tỉnh, nhận xét: “Ðây là địa chỉ tham quan, giáo dục truyền thống rất bổ ích đối với học sinh, ngành giáo dục TP Cà Mau cũng đã tổ chức định kỳ cho học sinh đến để thực hiện các chuyên đề học tập, sự phối hợp này đã mang lại diện mạo tươi mới, sinh động cho người xem, được dư luận hoan nghênh".

Một thành tựu rất đáng ghi nhận nữa của những người làm công tác bảo tàng Cà Mau đó là lượng hiện vật được lập hồ sơ, sưu tầm và phân loại bảo quản một cách bài bản. Ðây là nền tảng vững chắc để ngành bảo tàng có được nguồn hiện vật phong phú, phục vụ công tác trưng bày trong tương lai. Theo thống kê mới nhất, hiện bảo tàng đang lưu giữ trên 60.000 hiện vật thuộc tất cả các lĩnh vực, qua nhiều thời kỳ. Ðây là một tài sản như anh Vĩnh đánh giá là “không có gì thay thế được”. Ðiều cần thiết nhất, cũng là nguyện vọng tha thiết nhất của người làm bảo tàng là: “Có nơi trưng bày phục vụ tốt, có kho bảo quản đủ tiêu chuẩn, để hiện vật đến với khách tham quan, nghiên cứu".

Những dự định trong tương lai

Gần 20 năm qua, Bảo tàng tỉnh Cà Mau luôn mong mỏi có một nơi để “an cư, lạc nghiệp”. Vì vậy, đã đến lúc các cấp, các ngành cần phải thể hiện mong mỏi đó bằng quyết tâm, bằng công trình hiện hữu để lĩnh vực bảo tàng bước sang trang mới. Anh Vĩnh nhấn mạnh: “Giá trị và lợi ích của bảo tàng nếu làm đúng cách, được đầu tư bài bản là vô cùng lớn, bởi đây sẽ là môi trường giáo dục tri thức hữu ích cho thế hệ trẻ, là địa chỉ tin cậy cho những nghiên cứu khoa học, là nơi mà Cà Mau sẽ đến với bạn bè khắp nơi một cách ấn tượng hơn, sâu sắc hơn…”. Xét cả về lợi ích kinh tế và giá trị văn hoá lâu bền, bảo tàng đều xứng đáng được nhìn nhận là một trong những ưu tiên lớn. Anh Vĩnh mong mỏi: “Những hiện vật đã sưu tầm, phân loại đều được chúng tôi tập trung mọi cách để bảo quản, nhưng với điều kiện bảo quản chưa đủ quy chuẩn thì hao hụt là điều khó tránh khỏi”. Hiện tại, Bảo tàng tỉnh đã phân loại từng kho theo chủ đề hiện vật. Ðiều này là vô cùng quan trọng, bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bảo quản, di chuyển hoặc trưng bày trong những giai đoạn kế tiếp.

Ngày 11/4/2016, Văn phòng UBND tỉnh ra Thông báo số 396 về ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi về giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án Ðiểm du lịch Việt Úc - Cà Mau giai đoạn 2 và Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh Cà Mau. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi yêu cầu UBND TP Cà Mau khẩn trương tổ chức rà soát từng trường hợp cụ thể và tuyên truyền, vận động 42 hộ bị ảnh hưởng để tháo gỡ khó khăn, chấp nhận phương án tái định cư để thực hiện chủ trương của tỉnh về việc xây dựng bảo tàng.

Cán bộ chuyên môn của Bảo tàng tỉnh vẫn tiếp tục những chuyến thực địa, bám dân, để sưu tầm, lập hồ sơ cho các hiện vật để bổ sung vào tài sản của ngành. Anh Vĩnh chia sẻ: “Kinh phí thì có hạn, nhưng bằng đam mê của người trong nghề, đặc biệt là sự chia sẻ của bà con, lượng hiện vật được bổ sung ngày nhiều". Anh cho biết thêm: “Những người làm công tác bảo tàng phải được nâng cao trình độ chuyên môn, phải có được những người có tâm và có năng lực để đảm nhận công việc đặc thù này”. Yêu cầu công việc thì rất cao, trong khi đó đãi ngộ chưa tương xứng nên có thể nói, nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực bảo tàng của Cà Mau hiện chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng phát triển. Thêm vào đó, khi bảo tàng có cơ ngơi ổn định, việc quảng bá, trưng bày và giới thiệu các hiện vật cũng phải được đặc biệt chú ý. Bảo tàng cũng sẽ mở rộng hình thức trưng bày, cụ thể là các cuộc trưng bày lưu động ở vùng sâu, vùng xa… Muốn làm được điều này, lĩnh vực bảo tàng cần sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn của các cấp quản lý, đặc biệt là ngành chủ quản.

Những công việc vẫn miệt mài diễn ra để chuẩn bị cho một sự đổi thay lớn. Anh Vĩnh khẳng định: “Người trong ngành luôn ôm ấp những dự định tốt đẹp về công tác bảo tàng. Kỳ vọng nơi đây sẽ trở thành điểm sáng của Cà Mau trong tương lai, một địa điểm quen thuộc mà ai cũng muốn đến tham quan”. Ðể hiện thực hoá tất cả những điều đó, bảo tàng đang khát khao một cơ ngơi thực sự. Khát khao này càng có cơ sở khi tỉnh Cà Mau đã có nguồn kinh phí từ việc đấu giá các hiện vật trong giai đoạn trước đây

Bài và ảnh: Quốc Rin

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).