ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 09:04:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị

Báo Cà Mau Công tác tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gắn với tinh giản biên chế đã, đang và tiếp tục được Ðảng, Chính phủ, bộ, ngành và hệ thống chính trị của cả nước thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Ðây là chủ trương lớn, là bước ngoặt, tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Với tinh thần mới, vận tốc mới nhằm tạo ra những động lực mới, hiệu năng mới trong công tác tinh gọn bộ máy, Tổng bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị đã chỉ đạo quyết liệt, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Song, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng tình hình để xuyên tạc, “bẻ lái” dư luận, phủ nhận chủ trương đúng đắn của Ðảng ta.

Từ năm 2015 đến ngày 15/12/2023, cả nước tinh giản biên chế 84.140 người. (Trong ảnh: Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau trong giờ làm việc).

Từ năm 2015 đến ngày 15/12/2023, cả nước tinh giản biên chế 84.140 người. (Trong ảnh: Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau trong giờ làm việc).

Xuất hiện những chiêu trò chống phá

Chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được Ðảng ta bàn, đề ra phương án chi tiết, chặt chẽ, lộ trình thực hiện từ rất lâu, với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, một số đối tượng chống phá xem đây là cơ hội để xuyên tạc, bịa đặt, đánh tráo khái niệm “tinh gọn bộ máy” theo hướng tiêu cực, hòng gây hoang mang trong xã hội. Nguy hiểm hơn, các đối tượng thù địch, cơ hội chính trị còn bịa đặt rằng, việc tinh giản biên chế của Ðảng, Chính phủ “chỉ là hình thức, mị dân”, không đem lại hiệu quả thực tế mà chỉ là gây tốn kém tiền bạc, ngân sách. Họ cho rằng, việc tinh gọn cơ cấu bộ máy Nhà nước chỉ là việc chuyển nguồn nhân lực từ cơ quan này sang đơn vị khác, chỉ gây tốn kém, phức tạp, mất thời gian.

Thâm độc hơn, một số đối tượng còn bịa đặt rằng, việc sáp nhập các đơn vị, hợp nhất bộ máy chỉ nhằm mục đích “chia ghế”, tạo cơ hội cho cán bộ “chạy chọt” để tham nhũng, gây tốn kém ngân sách. Thậm chí, các thế lực thù địch xuyên tạc tinh giản biên chế là “đấu đá quyền lực, phe nhóm”, nhằm cắt giảm quyền lực của người này để tăng quyền lực cho người kia, là cách để “hạ bệ” hoặc “gia cố” quyền lực. Từ đó họ nguỵ biện rằng, Việt Nam không có tinh giản biên chế, không có tinh gọn bộ máy mà đây chỉ là “miếng bánh phân chia quyền lực”, chuyện của “các phe phái”... Ðây là những chiêu trò mà bọn phản động, chống phá, cơ hội chính trị đã nhiều lần sử dụng khi Ðảng ta thực hiện những chủ trương, quyết sách mới.

Dự báo trước tình hình chống phá của các thế lực thù địch khi Ðảng ta thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, Tổng bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: “Các cấp uỷ đảng, từ Trung ương đến cơ sở, chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự thống nhất cao trong Ðảng và toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân về chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới. Ðấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc việc thực hiện chủ trương này; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng việc sắp xếp tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín của Ðảng và cơ quan, tổ chức”.

Thống nhất quan điểm và hành động

Từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới (Ðại hội VI) đến nay, Ðảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong bài viết “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, Tổng bí thư Tô Lâm khẳng định: “Qua nhiều kỳ đại hội, nhất là trong các đại hội gần đây, trong Văn kiện Ðại hội Ðảng lần thứ IX, XII, XIII đều nhấn mạnh các nhiệm vụ cụ thể về tinh gọn tổ chức bộ máy hoặc nghiên cứu xây dựng mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Từ Ðại hội VII đến nay, Ðảng ta liên tục ban hành nhiều nghị quyết, kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả... Những đổi mới về thể chế, trọng tâm là đổi mới công tác tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một trong những điều kiện cơ bản, quyết định đạt được những thành tựu vĩ đại sau 40 năm đổi mới đất nước”.

Từ đó cho thấy, chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được Ðảng ta chỉ đạo chu đáo, kỹ lưỡng từ rất lâu. Vấn đề là lộ trình, chọn thời điểm tổ chức thực hiện phù hợp. Tổng bí thư Tô Lâm đặt vấn đề và tự trả lời: “Câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là chúng ta đã đủ thế và lực; đã đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc hay chưa? Câu trả lời là: Ðã đủ. Hiện nay đã là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa”.

Tổng bí thư Tô Lâm trải lòng về công tác tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, khi cho rằng đây là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước. Vì đã qua các kỳ đại hội của Ðảng từ các nhiệm kỳ trước, Ðảng ta từng đặt ra vấn đề này, nhất là từ Ðại hội Ðảng lần thứ XII đến nay. “Ðiều đó cho thấy Ðảng đã nhìn ra và thấy cần phải thực hiện nhưng quá trình triển khai chưa đạt mục tiêu đề ra. Ðây thực sự là vấn đề khó, thậm chí rất khó vì khi tiến hành tinh gọn bộ máy sẽ liên quan đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và đụng chạm tới lợi ích của một số cá nhân, tổ chức”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiến hành vì muốn có một cơ thể khoẻ mạnh, đôi khi chúng ta phải "uống thuốc đắng", phải chịu đau để "phẫu thuật khối u"”, Tổng bí thư chia sẻ.

Ðể chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đi vào cuộc sống, vai trò tiên phong, gương mẫu, tự giác của người cán bộ, đảng viên đặc biệt quan trọng, nhất là sự đồng tình, đồng thuận ủng hộ của Nhân dân. Tổng bí thư Tô Lâm mong muốn: “Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển. Tôi cho rằng, ngoài nỗ lực của Ðảng, Chính phủ, Nhà nước thì rất cần sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân, phải giải phóng sức lao động, sức sản xuất, phải huy động được nguồn vốn vật chất và tinh thần trong Nhân dân và người dân phải được hưởng thụ, cảm nhận những thành quả đó thì mọi người sẽ chung sức, đồng lòng cùng thực hiện”.

Quan điểm tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được Tổng bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị chỉ đạo triển khai, thực hiện khẩn trương nhưng bảo đảm thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài... để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy tối ưu nhất. Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực. Yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.

“Tôi đề nghị các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Ðây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Ðây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị”, Tổng bí thư Tô Lâm chỉ đạo.

Tổng bí thư xác định, công việc phía trước rất bộn bề, khẩn trương. Thời gian không chờ đợi chúng ta. Ðất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân. Tổng bí thư chỉ đạo: “Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng"; "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở"; "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng". Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I năm 2025”.

(Ý kiến phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm được trích từ bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, vào ngày 1/12/2024).


Trình bày Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV (tháng 5/2024), Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Ðức Phớc cho biết, Chính phủ đã ban hành 27 nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các bộ, ngành đã giảm được 17 tổng cục và tương đương; giảm 10 cục và 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong vụ/ban thuộc bộ, ngành; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập. Về quản lý và tinh giản biên chế, thực hiện các nghị định của Chính phủ, từ năm 2015 đến ngày 15/12/2023, cả nước tinh giản biên chế 84.140 người.


 

Ðỗ Chí Công

 

Hệ trọng công tác dân tộc, tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hoà quyện vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc.

Giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, độc

Theo số liệu thống kê của Bộ TT&TT, từ khi thành lập vào năm 2021 đến nay, hằng năm, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam tiếp nhận và xử lý hàng ngàn tin giả, tin sai sự thật, dán nhãn tin giả và công bố công khai trên website www.tingia.gov.vn, bước đầu tạo được niềm tin trong Nhân dân.

Bảo vệ chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị

Công tác tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gắn với tinh giản biên chế đã, đang và tiếp tục được Ðảng, Chính phủ, bộ, ngành và hệ thống chính trị của cả nước thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Ðây là chủ trương lớn, là bước ngoặt, tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Kiên quyết vững bước trên con đường đã chọn

Ðảng Cộng sản ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là tất yếu khách quan, là sự lựa chọn của lịch sử. Những thành tựu dưới sự lãnh đạo của Ðảng trong hơn 94 năm qua đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng, gần đây trên không gian mạng, các thế lực thù địch không ngừng nêu những quan điểm để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng ta, đòi đa nguyên, đa đảng... Ðó là quan điểm sai trái, thù địch muốn phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cần đấu tranh phản bác để đảm bảo sự lãnh đạo duy nhất của Ðảng ta trên con đường đã lựa chọn.

Những nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quốc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã tích cực triển khai đồng bộ biện pháp tấn công chính trị, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, bước đầu phát huy hiệu quả.

Ðập tan “cơn bão độc” trước thềm đại hội Ðảng

Chưa bao giờ và không lúc nào mà các thế lực thù địch từ bỏ chống phá Việt Nam. Tuy nhiên, trước những vấn đề chính trị lớn của đất nước như trước thềm đại hội Ðảng thì sự chống phá của các thế lực thù địch lại tăng cường mạnh mẽ cả tần suất và tính chất nguy hiểm, khôn lường. Vì vậy, việc đập tan “cơn bão độc” của các thế lực thù địch, với phương châm “ba dự báo, bốn nhận diện, năm giải pháp đấu tranh” là cần thiết, cấp bách, góp phần bảo vệ Ðảng, hệ thống chính trị và Nhân dân.

Nhớ lời Bác dạy, ra sức phát huy sức trẻ

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Người đã đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là vô cùng to lớn. Bác căn dặn thanh niên: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”. Bác luôn nhấn mạnh đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên có thể vươn mình ra biển lớn, lấy sức trẻ làm giàu cho Tổ quốc, quê hương...”. Khắc sâu lời dạy của Bác, từng đảng viên, đoàn viên, thanh niên Chi đoàn cơ sở Vietcombank Cà Mau luôn giữ gìn phẩm chất cách mạng, phấn đấu thi đua lao động, học tập, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành.

Rèn đức, luyện nghề phụng sự nhân dân

Lúc sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác Hồ vẫn luôn dành sự quan tâm của mình đến hoạt động ngân hàng và ngành Ngân hàng. Người luôn dặn dò cán bộ ngân hàng phải nâng cao đạo đức cách mạng và hết lòng phục vụ Nhân dân. Để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, viên chức và người lao động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau (Vietcombank) luôn có ý thức tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tính tuân thủ, sự cẩn trọng, liêm chính, tận tâm, chuyên cần, ý thức bảo mật thông tin; chủ động tìm tòi, sáng tạo thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời nhấn mạnh: “Động lực và nguồn động lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thực hiện tốt vấn đề nêu gương thì mới có thể khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.