ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 22-2-25 21:05:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Báo Cà Mau Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cầu - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Trung tá Ðoàn Văn Sang, Ðội trưởng Ðội Quản lý thuộc Cục Hậu cầu - Kỹ thuật, cho biết: "Hiện nay, tuy dưới chân rừng vẫn còn nước, nhưng với tinh thần chủ động, phòng ngừa là chính, đơn vị cắt cử lực lượng trực canh tại các chốt, canh phòng cẩn thận 24/24".

Trung tá Ðoàn Văn Sang triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại đơn vị.

Trung tá Ðoàn Văn Sang triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại đơn vị.

Khu đất rừng thuộc Cục Hậu cầu - Kỹ thuật có diện tích 297 ha, chủ yếu là cây tràm từ 4-20 năm tuổi. Hiện đơn vị có 5 tổ trực chốt với lực lượng, máy bơm công suất lớn, sẵn sàng làm nhiệm vụ tại chỗ, cũng như cơ động khi có tình huống, kể cả tiếp viện cho các đơn vị có rừng khô hạn của vùng rừng U Minh Hạ khi cần thiết.

Lực lượng đơn vị luôn canh phòng, tăng cường tuần tra quanh khu vực đất rừng do đơn vị quản lý.

Lực lượng đơn vị luôn canh phòng, tăng cường tuần tra quanh khu vực đất rừng do đơn vị quản lý.

“Ðược đầu tư cơ bản, hiện trên khu vực quản lý, hệ thống đường giao thông bê tông gần như bao quát, nên việc tuần tra, cơ động lực lượng thuận tiện. Ðây cũng là đường băng cản lửa khi có sự cố. Cùng với đó, trang thiết bị hiện đại như máy Kobe, máy ủi sẵn sàng làm nhiệm vụ; nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất do cháy rừng gây ra”, Trung tá Ðoàn Văn Sang thông tin.

Ðơn vị thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn thao tác vận hành phương tiện chữa cháy, đảm bảo tính hiệu quả, kịp thời.

Ðơn vị thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn thao tác vận hành phương tiện chữa cháy, đảm bảo tính hiệu quả, kịp thời.

Theo ông Nguyễn Hoàng Bao, 1 trong 125 hộ dân ở xung quanh khu vực đất rừng của Cục Hậu cầu - Kỹ thuật, qua tuyên truyền của đơn vị quản lý cũng như chính quyền địa phương, người dân luôn ý thức và trách nhiệm cùng với các lực lượng trong bảo vệ rừng mùa khô. Người dân ở đây chủ yếu nuôi cá đồng, sản xuất lúa, trồng hoa màu, đời sống kinh tế khá ổn định, nên không có trường hợp phải sống bám vào rừng dẫn tới nguy cơ tác động đến rừng, đồng thời là tai mắt cho lực lượng quản lý, sẵn sàng hỗ trợ khi có tình huống.

Vận chuyển phương tiện chữa cháy đến trực canh tại các chốt trong khu vực.

Vận chuyển phương tiện chữa cháy đến trực canh tại các chốt trong khu vực.

Dù mực nước dưới chân rừng vẫn còn, nhưng với tinh thần chủ động, cảnh giác cao, lực lượng quản lý thường xuyên vận hành phương tiện, thao tác, nhằm tăng tính kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống xảy ra.

Dù mực nước dưới chân rừng vẫn còn, nhưng với tinh thần chủ động, cảnh giác cao, lực lượng quản lý thường xuyên vận hành phương tiện, thao tác, nhằm tăng tính kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống xảy ra.

 

Trần Nguyên thực hiện

 

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cầu - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chuyển từ ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Hiện mực nước trên các tuyến kênh vùng ngọt hoá đang giảm dần, đánh dấu mùa khô đang bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm. Ðiều này đồng nghĩa với thách thức phòng chống hạn mặn, nhất là bảo vệ, duy trì vùng ngọt, cũng ngày một lớn hơn.

Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

Rừng tràm U Minh Hạ có diện tích lớn, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho hàng chục ngàn hộ dân, mà từ lâu đã trở thành nét đặc trưng khi nhắc đến Cà Mau, bởi nó có vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen, bảo tồn lịch sử văn hoá và cả phục vụ nghiên cứu, tham quan, trải nghiệm, khám phá du lịch… Do đó, việc bảo vệ và quản lý tốt diện tích rừng U Minh Hạ có ý nghĩa vô cùng quan trọng; trong công tác này cũng có không ít khó khăn.

Phát triển đi đôi với bảo vệ

Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thời gian qua được tỉnh Cà Mau dành sự quan tâm đặc biệt, xem đây là một trong các giải pháp hiệu quả, nhằm thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH).

Hành động sớm, giảm thiệt hại

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống và sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra, nhất là khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn.

Thích ứng linh hoạt, sống chung biến đổi khí hậu

Chủ động tiếp cận, linh hoạt thích ứng và sống chung với biến đổi khí hậu (BÐKH), biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó là quan điểm trong mọi hành động ứng phó với BÐKH trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng như ở giai đoạn tiếp theo.

Giúp người dân thích ứng trước biến đổi khí hậu

Khánh Tiến là 1 trong 2 xã ven biển của huyện U Minh, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BÐKH) với các loại hình thiên tai: mưa bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng... ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là những hộ nghèo, khó khăn. Nhằm cải thiện đời sống, cũng như giúp hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã thích ứng tốt với BÐKH, Hội LHPN tỉnh đã triển khai Dự án “Tăng cường sự thích ứng dựa vào cộng đồng với BÐKH vùng ven biển”, giai đoạn 2023-2025 (Dự án).

Hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại

Xây dựng phương án cụ thể; có những chỉ đạo sớm, triển khai kịp thời đến cơ sở, đến người dân; công bố thiên tai khi đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo quy định; huy động nguồn lực từ nguồn ngân sách cho đến nguồn tài trợ... là những giải pháp tỉnh đã triển khai thực hiện nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua.

Nối dài “tường thành” giữ đất

Cà Mau là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi tình trạng xói lở bờ biển. Hơn lúc nào hết, tỉnh cần có những dự án lớn và dài hơi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðể làm được điều này, bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương thì hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực thực hiện để hướng đến xây dựng các công trình bền bỉ, chống chịu trước thiên nhiên.

Sông Ðốc cần hỗ trợ thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai

Ðể chủ động trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) bố trí phương án huy động lực lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhân lực, phương tiện, vật tư, nhiên liệu... tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” và huy động tối đa nguồn lực trong dân khi có thiên tai xảy ra.