Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 66 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 45 ca so với cùng kỳ năm 2014, tập trung ở các xã: Hồ Thị Kỷ và Tân Lộc Bắc. Riêng bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng gia tăng đột biến. Từ đầu năm 2015 đến nay, toàn huyện có 159 ca mắc TCM, nhất là trong 2 tuần đầu của tháng 10, số ca TCM tăng mạnh.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 66 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 45 ca so với cùng kỳ năm 2014, tập trung ở các xã: Hồ Thị Kỷ và Tân Lộc Bắc. Riêng bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng gia tăng đột biến. Từ đầu năm 2015 đến nay, toàn huyện có 159 ca mắc TCM, nhất là trong 2 tuần đầu của tháng 10, số ca TCM tăng mạnh.
“Tình hình trẻ em bệnh TCM nhập viện tăng trong thời gian gần đây; đông nhất là cuối tháng 9 và đầu tháng 10, trung bình mỗi ngày từ 10-15 ca trẻ nhập viện trong tình trạng biếng ăn, miệng và tay, chân đều nổi mụn nước”, Bác sĩ Ðỗ Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, cho biết.
![]() |
Thăm, khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thới Bình. |
Tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, trẻ nằm viện phần lớn là mắc bệnh TCM. Nhiều cháu tái bệnh 2-3 lần theo chu kỳ hằng năm, tuy phụ huynh đã nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh nhưng lại phòng ngừa một cách quá lơ là dẫn đến bệnh tái phát.
Cho con nhập viện cách đây 5 ngày, chị Nguyễn Thị Lưu, khóm 7, thị trấn Thới Bình, mẹ cháu Nguyễn Bảo Hân, 34 tháng tuổi, nói: “Bé đang đi học mẫu giáo, hôm thứ Bảy, Chủ nhật tôi thấy ở 2 bên đầu gối cháu có bị nổi 1-2 mục đỏ, tưởng muỗi cắn. Tới thứ Hai gửi lên trường, cô giáo phát hiện ở lòng bàn chân có mục và đầu gối nổi mục nhiều hơn, cô điện cho tôi chở cháu lên bệnh viện khám”.
“Bé nhập viên vào thứ Bảy tuần rồi, bé có biểu hiện ăn khó khăn, nóng hầm và sốt, chảy nước bọt nhiều, trong miệng có đốm trắng và lây lan rất nhanh nên tôi chuyển bé đến viện để điều trị”, chị Bùi Yến Phi, khóm 8, thị trấn Thới Bình, mẹ cháu Nguyễn Thiên Vy, 28 tháng tuổi, đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, cho biết.
Trước tình hình bệnh TCM và SXH tiếp tuc tăng nhanh như hiện nay, huyện Thới Bình họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch để triển khai nhiều biện pháp. Trong đó, chú trọng đến tuyên truyền để người dân có ý thức chăm sóc trẻ thật cẩn thận. Khi phát hiện trẻ nóng sốt, ói hay có biểu hiện bóng nước, mụn đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, cùi chỏ, gối hoặc loét miệng, sốt cao quá 2 ngày cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm, tránh bệnh nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, cho biết: “Chúng tôi đang tham mưu tích cực cho UBND huyện, Ban Phòng, chống dịch của huyện đẩy mạnh các hoạt động giám sát, xử lý dịch và phòng, chống dịch ở các địa phương. Ðối với bệnh SXH, chúng tôi triển khai một số biện pháp tăng cường hoạt động giám sát, tổ chức diệt lăng quăng ở tại cộng đồng, giám sát phát hiện sớm SXH bố trí bao vây dập dịch sớm. Riêng đối với bệnh TCM, chúng tôi cùng đoàn kiểm tra huyện giám sát các trường mầm non trong huyện, hướng dẫn giáo viên phát hiện sớm các em mắc bệnh, cho các em cách ly tại gia đình và đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời”./.
Bài và ảnh: Thuỳ Linh