ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 15:12:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh sốt xuất huyết phải điều trị an toàn tại cơ sở y tế

Báo Cà Mau Bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện nay đang diễn biến rất phức tạp trong giai đoạn đỉnh của dịch. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 43.000 trường hợp mắc SXH tại 53 tỉnh, thành phố; 28 trường hợp tử vong, số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 (năm 2014 là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 10 năm qua), nhưng thấp hơn so với tất cả các năm trước và có nguy cơ tiếp tục gia tăng nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống SXH.

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện nay đang diễn biến rất phức tạp trong giai đoạn đỉnh của dịch. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 43.000 trường hợp mắc SXH tại 53 tỉnh, thành phố; 28 trường hợp tử vong, số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 (năm 2014 là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 10 năm qua), nhưng thấp hơn so với tất cả các năm trước và có nguy cơ tiếp tục gia tăng nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống SXH.

Riêng tại tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay trên 534 ca mắc SXH, rải đều các huyện nhưng tập trung nhiều nhất là ở Ðầm Dơi, Phú Tân, TP Cà Mau và Thới Bình.

SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra, cho đến nay, nó vẫn là bệnh rất nguy hiểm; những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do truỵ tim mạch (sốc) và do xuất huyết ồ ạt. Tất cả mọi người đều có thể bị SXH. Ở các tỉnh phía Nam hiện nay, hầu hết các trường hợp SXH (70%) xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ðến nay, SXH chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng, chống muỗi đốt. Trong mùa dịch, nếu trẻ bị sốt cao (39-400C) từ 2 ngày trở lên, phải nghĩ ngay đến bệnh SXH.

Khi trẻ sốt cao, việc nên làm đầu tiên là phải hạ sốt ngay bằng phương pháp lau mát cho trẻ kết hợp với dùng thuốc hạ sốt paracetamol để tránh biến chứng sốt cao co giật, đưa đến cơ sở y tế để được khám và theo dõi. Khi cần, bác sĩ sẽ cho thử máu để theo dõi diễn tiến của bệnh.

Trẻ sốt cao nghi ngờ do SXH không nên cạo gió, cắt lể vì những cách này gây đau, chảy máu, nhiễm trùng. Tuyệt đối không tự ý cho uống thuốc aspirine, ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày. Nên cho trẻ uống nhiều nước (cam, chanh, oresol, nước chín nguội), ăn thức ăn lỏng nhẹ, nằm nghỉ ngơi và theo dõi các dấu hiệu trở nặng của bệnh.

Phải theo dõi sát các cháu bị bệnh SXH, không được lơ là. Thời điểm nguy hiểm nhất là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6 của bệnh), trẻ có thể trở nặng và sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.  Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH các bà mẹ cần lưu ý: nôn nhiều, đau bụng, bứt rứt, lăn lộn, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi tiêu ra máu. Trẻ hết sốt nếu có một trong các dấu hiệu trên phải thông báo ngay cho bác sĩ biết để theo dõi xử trí.

Sau khi đốt trẻ bị bệnh SXH, muỗi vằn nhiễm vi-rút Dengue sau đó bay chích trẻ khác, nó sẽ làm lây bệnh SXH. Muỗi vằn sống trong nhà và đốt trẻ vào ban ngày. Như vậy, để phòng bệnh SXH, trước hết phải tránh muỗi chích bằng cách cho trẻ ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, thoa kem chống muỗi ở da, dùng nhang, thuốc phun diệt muỗi trong nhà.

Muỗi vằn đẻ trứng và trứng phát triển thành lăng quăng nơi nước trong, nhất là nước mưa. Do đó, phải tiêu diệt hết lăng quăng bằng cách dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, dẹp bỏ các nơi đọng nước như: lu, máng, lon, hộp, gáo dừa, vỏ xe. Vệ sinh môi trường, loại bỏ nơi muỗi trú ẩn được tiến hành song song với công tác diệt bọ gậy, bà con cần chú ý xử lý các nguồn chứa nước vô tình nêu trên.

Phòng, chống bệnh SXH không có con đường nào khác là tập trung giải quyết khâu trung gian truyền bệnh là muỗi và bọ gậy. Muốn làm tốt điều này, đòi hỏi chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp vào cuộc quyết liệt bằng nhiều hình thức đa dạng. Vấn đề còn lại là ý thức của người dân. Chừng nào người dân còn lơ là, chủ quan, không quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường ngay chính ngôi nhà mình đang ở, mà chỉ trông chờ vào việc phun thuốc diệt muỗi của địa phương, của ngành y tế thì mọi cố gắng của các ngành, các cấp cũng vô ích và tình hình dịch bệnh SXH rất khó kiểm soát, sức khoẻ của con em chúng ta vẫn còn bị đe doạ

Bác sĩ Nguyễn Hiền

100 nữ đoàn viên công đoàn được khám sức khoẻ miễn phí

Từ ngày 7-8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng khám Đa khoa Thành Lợi tổ chức chương trình khám sức khoẻ cho 100 nữ đoàn viên, lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn, nhân Tháng Công nhân năm 2025.

Giúp trẻ mắc sởi nhanh phục hồi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau sởi, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng đã mất, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Tận lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, cũng như ngành y cả nước, hệ thống y tế Cà Mau qua từng năm đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều cơ sở y tế tại địa phương đã làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu; y tế cơ sở, y tế cộng đồng không ngừng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y yế ngày càng cao của người dân.

Không để bệnh dại bùng phát diện rộng

Thông tin từ UBND xã Ðất Mới, huyện Năm Căn, vào ngày 7/4, trên địa bàn ấp Ông Chừng xảy ra trường hợp bị chó cắn và cho kết quả dương tính với bệnh dại. Hiện nay, ngành chức năng huyện tập trung triển khai thực hiện các bước phòng, chống dịch theo quy định, không để bệnh dại bùng phát trên diện rộng.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.