ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 14:32:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bệnh tăng áp động mạch phổi

Báo Cà Mau Tăng áp phổi là tình trạng áp lực động mạch phổi trung bình lớn hơn hoặc bằng 25 mmHg khi nghỉ, được đánh giá bằng thông tim phải.

Tăng áp phổi là tình trạng áp lực động mạch phổi trung bình lớn hơn hoặc bằng 25 mmHg khi nghỉ, được đánh giá bằng thông tim phải.

Trong cơ thể con người có 2 hệ tuần hoàn. Hệ đại tuần hoàn đưa máu từ tim trái qua động mạch chủ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Hệ tiểu tuần hoàn đưa máu từ tim phải lên phổi để trao đổi khí cacbonic và lấy khí oxy về tim trái. Chúng ta vẫn quen với khái niệm tăng huyết áp, đó là tăng huyết áp trong các động mạch hệ đại tuần hoàn. Tăng áp phổi là tăng áp lực hệ tiểu tuần hoàn.

Trên thế giới, tỷ lệ người mắc tăng áp động mạch phổi (TAÐMP) nằm trong khoảng 2-25 người/triệu dân. Ở Mỹ, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ này là 2/1.000 trẻ sơ sinh sống. Ở Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh TAÐMP

TAÐMP ở giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc triệu chứng rất nhẹ, dễ bị bỏ qua. Khi bộc lộ triệu chứng, thường bệnh đã ở giai đoạn nặng. Các triệu chứng của TAÐMP cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: khó thở, đau ngực, mệt, phù chân, ngất, ho ra máu… Do đó, khi có các dấu hiệu sau đây người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh TAÐMP:

TAÐMP là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh.       (Nguồn: Bệnh viện Ða khoa Quốc tế)

- Khó thở mà không có triệu chứng đặc hiệu của bệnh tim/phổi, hoặc ở bệnh nhân có sẵn bệnh tim/phổi nhưng khó thở tăng lên mà không giải thích được.

- Mệt mỏi, yếu cơ, đau ngực, ngất, chướng bụng khó tiêu.

- Bờ trái xương ức nhô cao, tiếng tim T2 mạnh ở đáy tim, tiếng thổi ở tim, gan to, phù chi…

Ngoài ra, do triệu chứng không điển hình và mơ hồ ở giai đoạn đầu nên một số đối tượng nguy cơ cao bị TAÐMP cần chủ động đến khám sớm để được sàng lọc, phát hiện bệnh sớm, bao gồm: tiền sử gia đình có người bị TAÐMP, người có bệnh tim bẩm sinh, có bệnh hệ thống như xơ cứng bì, lupus ban đỏ, có tiền sử tăng áp lực tĩnh mạch cửa, xơ gan, bệnh nhân nhiễm HIV.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh TAÐMP:

Có thể do vô căn (hay TAÐMP nguyên phát) hoặc có tính chất gia đình. Hoặc có thể phối hợp với một số bệnh lý: bệnh lý mô liên kết; tim bẩm sinh có luồng thông trái phải (thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch…); HIV; ngộ độc thuốc; phối hợp với bệnh lý tĩnh mạch và mao mạch (tắc nghẽn tĩnh mạch phổi, u máu mao mạch phổi); TAÐMP trường diễn ở trẻ sơ sinh...

Những biến chứng của TAÐMP

Bệnh TAÐMP có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ tuổi sơ sinh tới người cao tuổi, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh TAÐMP nếu không được điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì thường có tiên lượng rất nặng và có các biến chứng như:

Bệnh tim do phổi dẫn đến suy tim bên phải, tiên lượng nặng và gây tử vong.

TAÐMP làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông trong động mạch nhỏ trong phổi, gây nhồi máu phổi, nếu có hẹp hay tắc mạch máu lớn có thể gây sốc và tử vong.

Chứng loạn nhịp tim: tim đập không đều (loạn nhịp tim) nguồn gốc từ nhĩ hoặc thất là biến chứng của TAÐMP. Có các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực hoặc ngất xỉu và có thể gây tử vong.

Ho ra máu cùng với chảy máu trong phổi là một biến chứng nặng, có khả năng gây tử vong.

Do những biến chứng nguy hiểm của bệnh TAÐMP, do đó, để chẩn đoán, điều trị, người bệnh nên đến cơ sở y tế, nhất là chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán đầy đủ và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Khi tình trạng ổn định, bệnh nhân có thể xuất viện và điều trị theo phác đồ tại nhà. Tuy nhiên, TAÐMP dù có điều trị hay không thì vẫn thường trực gây ra các biến chứng nặng như ho ra máu, suy tim phải, ngất… Các biến chứng này đều có thể gây tử vong, kể cả khi bệnh nhân đang nằm viện./.

Huỳnh Nhi

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.