ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 09:10:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bộ đội Cụ Hồ ở xứ rừng

Báo Cà Mau (CMO) “Bản lĩnh của người lính Cụ Hồ vốn đã hiện hữu ở mỗi cán bộ, hội viên cựu chiến binh, nên dù trong điều kiện, hoàn cảnh thế nào họ đều nỗ lực vươn lên, cả trên mặt trận lao động sản xuất và đời sống thường nhật, từ đó làm gương cho thế hệ trẻ học tập, noi theo”, ông Nguyễn Thanh Hiền, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện U Minh, khẳng định.

Theo lời ông Nguyễn Thanh Hiền, thông qua phong trào thi đua trong lao động sản xuất gắn với học tập và làm theo Bác, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh mạnh dạn đầu tư, sáng tạo, biến diện tích đất kém hiệu quả thành mảnh vườn màu mỡ; nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ðiển hình như ông Nguyễn Hồng Ánh, thương binh 3/4, ở Ấp 12, xã Nguyễn Phích. Hộ ông Ánh là 1 trong 33 hộ dân về đây nhận 7 ha đất rừng năm 1990 (giải quyết chế độ cho người có công là hộ nghèo, không đất sản xuất). Ðất rừng, hoang hoá, nhiễm phèn, trồng lúa kém hiệu quả, rừng thì hơn 10 năm mới thu hoạch, không thể bám trụ nổi, nhiều hộ lần lượt bán đất, bỏ xứ đi nơi khác làm ăn. Gia đình ông Ánh cũng có khoảng thời gian đi làm ăn xa, kiếm được ít vốn, ông quay về cải tạo đất, lên liếp trồng rừng thâm canh, cây ăn trái (3.000 gốc mít, trên 300 gốc bưởi, cam, quýt) kết hợp gác kèo ong, nuôi cá đồng… Nhờ đó, kinh tế gia đình dần ổn định, vươn lên khá, giàu. Ông Ánh cho biết: “Khoảng 10 năm trở lại đây, kinh tế rừng khá ổn, đặc biệt là khi tìm được cây, con giống phù hợp, từ đó người dân nơi đây có thể an tâm bám đất quê hương vươn lên làm giàu. Thu nhập hiện nay của gia đình từ cây ăn trái, hoa màu, cá đồng, gác kèo ong khoảng 50-100 triệu đồng/năm; chưa tính nguồn lãi từ rừng tràm, keo lai sau mỗi 4 năm thu hoạch”.

Câu chuyện làm kinh tế, tìm những mô hình phù hợp, bền vững ở đất U Minh xem ra không hề đơn giản. Bởi thực tế không ít hội viên cựu chiến binh từng đầu tư gầy dựng rồi thất bại, nhưng với sự kiên cường, vững chí, bản lĩnh của người lính, những người lính Cụ Hồ nơi xứ rừng vẫn quyết tâm chinh phục để chạm đến thành công.

Như trường hợp ông Hồ Văn Khải, hội viên cựu chiến binh Ấp 14, xã Nguyễn Phích. Năm 2015, với 7 ha đất, ông Khải trồng 5 ha đất rừng và cải tạo, lên liếp 2 ha đất trồng quýt, đu đủ, dưới ao nuôi cá đồng. Những tưởng mô hình này sẽ giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định, không ngờ, 3 năm sau, khi quýt cho trái thì nước dâng ngập chết cây hàng loạt, cá đồng cũng theo nước vượt bờ, ra sông. Với suy nghĩ “thua keo này, bày keo khác” và tính đường phát triển kinh tế lâu dài, ông Khải bỏ vườn quýt, đầu tư vốn, lên liếp cao trồng 450 gốc mít Thái, 350 gốc dừa lùn, 320 gốc đu đủ và quýt, bưởi… “Hiện nay các loại cây đang dần cho trái, đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và có thể cao hơn gấp đôi khi chúng đồng loạt cho trái”, ông Khải nói.

Ông Hồ Văn Khải đầu tư vốn lên liếp cao, trồng 450 gốc mít Thái, 350 gốc dừa lùn, 320 gốc đu đủ và quýt, bưởi… cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Huyện U Minh hiện có tổng số 2.537 hội viên cựu chiến binh, trong đó 232 hội viên là đảng viên. Thời gian qua, bên cạnh việc phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống trong hội viên cựu chiến binh, góp phần cùng địa phương trong công tác xoá đói giảm nghèo, Hội Cựu chiến binh huyện còn tích cực thực hiện Kế hoạch số 09 của Ban Dân vận Tỉnh uỷ, trong năm 2021 các cơ sở hội đã đăng ký giúp đỡ 37 hộ nghèo, cận nghèo, kết quả đã thoát được 7 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo. Tham gia vận động các loại quỹ xã hội như quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, phòng chống thiên tai, bảo trợ trẻ em, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin được trên 2,4 tỷ đồng. Các cấp hội đã vận động cán bộ, hội viên tham gia đóng góp quỹ xây "Nhà đồng đội" trên 90 triệu đồng, đã triển khai xây mới 3 căn nhà cho hội viên. Quản lý nguồn vốn thuộc Chương trình 120 của Trung ương Hội, Thường trực Huyện hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và các địa phương đã thẩm định xét cho vay vốn luân phiên ở các xã với 4 mô hình kinh tế, tổng số 120 triệu đồng… Từ đó, từng bước giúp hội viên nghèo, khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Ban chấp hành hội cựu chiến binh từ huyện đến cơ sở đã thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động tích cực và đã phát huy tốt bản chất truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên tất cả các mặt trận: tích cực xây dựng, bảo vệ Ðảng, chính quyền, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thi đua lao động sản xuất, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, tiến đến giảm nghèo bền vững…”, ông Nguyễn Thanh Hiền nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Hiền thông tin thêm, đến nay đã có 4/9 cơ sở hội và 78/98 chi hội trên địa bàn huyện không còn hộ hội viên nghèo; trong tổng số 2.303 hội viên toàn huyện thì hộ khá, giàu chiếm 54,45%, hộ trung bình chiếm 44,15% và năm 2022, Hội Cựu chiến binh huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2% theo tiêu chí mới./.

 

Loan Phương

 

Liên kết hữu ích

Hẹn một ngày về

Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau

Thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Giải pháp tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau trong tình hình mới”, sáng 28/11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học lần 1 với chủ đề “Vai trò của các chủ thể đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại tỉnh Cà Mau”.

Hơn 200 trí thức, văn nghệ sĩ được quán triệt Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Ngày 27/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của can bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, cho hơn 200 đảng viên là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong tỉnh.

Những nỗ lực đấu tranh trên không gian mạng

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong toàn quốc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã tích cực triển khai đồng bộ biện pháp tấn công chính trị, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, bước đầu phát huy hiệu quả.

“Chi bộ 4 tốt” - Xây nền nếp mới trong Ðảng

Mô hình “Chi bộ 4 tốt” đã và đang được triển khai rộng khắp, mang lại những kết quả thực chất, tích cực, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên trong các cấp uỷ đảng ở Cà Mau. Tại Ðảng bộ xã Khánh An, huyện U Minh,“Chi bộ 4 tốt” đã dần đi vào nền nếp, giúp các cấp uỷ đảng khắc phục những tồn tại, hạn chế; phát huy tối đa vai trò, đóng góp của tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Phát động đợt thi đua đặc biệt

Với chủ đề "Ðoàn kết, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội", UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Lưu dấu dòng họ Hồng ở U Minh

Ngày 3 tháng 10 âm lịch hằng năm, tại Rạch Chệt, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, dòng họ Hồng long trọng tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ cụ Hồng Vận Ban, người góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX.

Chủ trương "1+1” - Mở rộng tập hợp thanh niên

Thời gian qua, các cấp bộ đoàn, hội trong tỉnh triển khai thực hiện tốt chủ trương "1+1”. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi cùng anh Nguyễn Hoàng Ðạo, Bí thư Tỉnh đoàn, về ý nghĩa của chủ trương này và kết quả đạt được đến nay.

Một biên khảo sống động về đất Nam Bộ của Nhà văn Phan Trung Nghĩa

Giờ mới trở lại đầu sách (trang 7 của tập biên khảo) - Sự ra đời của thành ngữ "Công tử Bạc Liêu". Phan Trung Nghĩa trích đoạn bài báo "Đây Bạc Liêu” của Tạ Như Khuê, đăng trên tuần báo Thanh Nghị, ra ngày 11/3/1994. Đó là cái nhìn của một nhà báo ở Hà Nội đối với quang cảnh kinh tế - xã hội của Bạc Liêu vào nửa đầu thế kỷ 20. Ông gọi "Bạc Liêu là một đất ăn chơi..."

Tri ân Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ngày 23/11 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ - mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc Việt Nam, mà còn là ngày sinh của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.