ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 06:25:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bỏ Hủ mùa sạt lở

Báo Cà Mau (CMO) Là xã ven biển, có chiều dài bờ biển khoảng 16 km, hằng năm, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn phải hứng chịu sạt lở nghiêm trọng. Ấp Bỏ Hủ nằm ngay điểm nóng sạt lở của xã.

Nằm ở bờ Bắc cửa biển Bồ Đề, Khu tái định cư Bỏ Hủ ngày càng tiêu điều bởi cư dân bắt đầu “bỏ chạy” từ từ, lở tới nhà ai thì gia đình dời nhà đến nơi khác cất.

Tiêu điều khu tái định cư bỏ hủ

Đứng chỉ tay ra phía cửa biển Bồ Đề, bà Lâm Thị Nga nói nghe rất chua xót: “Trước đây khu vực ngoài đó còn khoảng chục hộ dân, nhưng do sạt lở họ đã dời nhà đi nơi khác rồi. Nhà tôi không biết có trụ được hết mùa này không nữa. Gia đình làm nghề biển gần bờ, thu nhập chẳng có bao nhiêu nên chưa đủ tiền dời đi chỗ khác".

Khu vực này trước đây có một đoạn đê dài khoảng 2 km để ngăn triều cường, bảo vệ đất sản xuất, tài sản của người dân nhưng bây giờ chỉ còn vài đoạn đất cao nhấp nhô, sóng biển đã cắt nó ra từng đoạn.

Dẫn chúng tôi ra khu vực trước đây là đoạn đê sau nhà, ông Nguyễn Thanh Phương nói: “Trước đây từ khu vực này ra kia còn một đoạn rừng phòng hộ nữa, giờ chú thấy đấy, nó hoàn toàn biến mất. Mỗi năm khoảng tháng 10 khi triều cường lên thì nước tràn vào nhà ngập cao gần 4 tấc, cây cối, rác... vào đầy nhà nhưng cũng đành chịu”.

Nói về đời sống người dân nơi đây, ông Phương thở dài: “Ở đây ai cũng làm biển, hôm nào trúng cũng được vài trăm, có khi cả triệu đồng nhưng bấp bênh lắm. Giờ tình hình ăn ở không ổn định thế này càng khổ, nếu dành dụm được thì cũng chưa dám cất bởi chẳng biết nó lở đến khi nào”.

Sạt lở tại khu vực ấp Bỏ Hủ, cửa biển Bồ Đề, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn đang rất nghiêm trọng.

Dọc qua Khu tái định cư ấp Bỏ Hủ, biết chúng tôi đang tìm hiểu về tình hình sạt lở nơi đây, các chị đang vá lưới gọi với theo cười, nói cứ như cam chịu: “Mấy chú ra ngoài gần phía cửa biển đi mới thấy nó lở cỡ nào, đến mùa Nam chỉ thấy toàn nước thôi, chẳng khác nào biển, tháng sau mấy chú đến sẽ thấy. Trước, có mấy nhà nhưng giờ đã đi nơi khác rồi, có ai dám ở ngoài đó đâu”.

Nói về tình hình nơi đây, anh Đỗ Văn Hoà nuối tiếc: “Khu này mỗi năm đều sạt lở, càng lúc càng nhiều. Khoảng tháng 10 là mấy nhà ở đây nước ngập lênh láng hết, trước đây từ vị trí cất nhà ra phía biển khoảng 100 m vẫn còn rừng nhưng giờ không còn. Nếu còn rừng với bờ đê thì không ngập như bây giờ...”.

Cần di dời dân, bảo vệ sản xuất

Hiện nay, tình trạng sạt lở tuyến rừng phòng hộ rất xung yếu ven biển trên địa bàn xã Tam Giang Đông diễn ra rất nhanh và nghiêm trọng, nhiều điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao cần phải di dời dân vào trong để bảo vệ sản xuất cũng như tính mạng, tài sản của họ.

Ông Nguyễn Quốc Em, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I, cho biết: “Tốc độ sạt lở bình quân hằng năm vào sâu 50 m, có những vị trí sạt lở tới 70 m/năm. Đã có những điểm sạt lở vượt qua mốc ranh giới giữa rừng phòng hộ rất xung yếu và rừng phòng hộ xung yếu”.

"Ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu có 19 hộ dân có đất sản xuất. Đến thời điểm này, có 3 hộ dân đã bị sạt lở phần bờ hậu phía ven biển với diện tích 23,7 ha; 2 hộ có nguy cơ bị sạt lở trong năm 2018 với diện tích 8,17 ha. Còn 14 hộ với 61,21 ha có nguy cơ sạt lở trong khoảng thời gian từ 1-2 năm tới”, ông Nguyễn Quốc Em thông tin.

Phần lớn nơi bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở là các hộ nhận khoán để trồng rừng kết hợp nuôi thuỷ sản, với tổng diện tích hơn 93 ha. Ông Nguyễn Quốc Em cho biết: “Tình trạng sạt lở tại khu vực tái định cư Bắc Bồ Đề thuộc ấp Bỏ Hủ hiện tại rất nghiêm trọng, 70 hộ dân nơi đây đang có nhu cầu di dời đến chỗ ở mới”.

Trước thực trạng trên, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang I đã báo cáo, đồng thời xin chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho phép các hộ dân có bờ bao đã bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở do sóng biển nói trên được phép dời bờ bao vào phía trong để bảo vệ sản xuất.

Tình trạng sạt lở ven sông, ven biển Đông đã và đang diễn ra ngày một nghiêm trọng, ngành chức năng cần xây dựng cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển. Trước mắt, hiện nay, việc sớm xây dựng các khu tái định cư để di dời những hộ sống tại khu vực có nguy cơ sạt lở vào để họ ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất là hết sức cần thiết. Về lâu dài, Cà Mau rất cần được đầu tư xây dựng tuyến đê biển phía Đông để bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, bảo vệ rừng phòng hộ./.

Đặng Duẩn

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.