ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 09:59:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bữa ăn nghĩa tình

Báo Cà Mau (CMO) Nhằm san sẻ khó khăn với người bệnh, những năm gần đây, bếp ăn tình thương, từ thiện, 0 đồng... được hình thành, duy trì và hoạt động thường xuyên tại các bệnh viện. Các bếp ăn từ thiện không chỉ mang đến những bữa ăn nghĩa tình mà còn góp phần giảm bớt chi phí khi đi chữa bệnh, nhất là bệnh nhân nghèo, điều trị nội trú.

Bếp ăn từ thiện được thành lập từ tháng 8/2022, nằm trong khuôn viên Bệnh viện Y học cổ truyền, Phường 1, TP Cà Mau. Dù mới chỉ hoạt động thời gian ngắn nhưng là địa chỉ được người bệnh, người nhà và y, bác sĩ lui tới thường xuyên, giúp mọi người vững bụng để làm việc cũng như tiếp tục điều trị bệnh.

Bà Nguyễn Thị Kim Hằng và bà Nguyễn Thị Thu Nga (cùng 61 tuổi) thay nhau đứng bếp và quản lý. Tại đây, dù chỉ phục vụ những suất ăn chay, nhưng thực đơn phong phú, thay đổi liên tục, từ món kho, canh đến xào...

Do lượng bệnh nhân điều trị nội trú khá nhiều, trung bình mỗi ngày bếp ăn phục vụ khoảng 900 suất, chia làm 3 bữa ăn: sáng, trưa, chiều. Ðể phục vụ được số lượng khẩu phần ăn lớn, mỗi ngày bếp ăn sẽ nổi lửa từ 3 giờ sáng và kết thúc vào 5 giờ chiều.

Ðúng giờ, người nhận xếp hàng chờ đến lượt nhận thức ăn. Mỗi ngày 3 cữ, số lượng khẩu phần phát lên đến 900 suất.

Bà Hằng bộc bạch: “Tôi xuất thân là đầu bếp nấu đồ mặn, tuy nhiên, gần 20 năm nay tôi chuyển sang ăn chay trường. Ngoài phụ trách bếp ăn, tôi nhận nấu tiệc chay. Tất cả số tiền nhận được, tôi phụ bếp mua gia vị và nguyên liệu. Mặc dù là ăn chay nhưng tôi luôn chú trọng dinh dưỡng trong mỗi suất ăn, đồng thời tìm những công thức, món ăn mới lạ để người bệnh ăn được ngon miệng nhất”.

Sáng 6 giờ, trưa 10 giờ và chiều 16 giờ, bếp ăn phát cơm, mọi người mang đồ theo đựng và xếp hàng trật tự, ai đến trước nhận trước, ưu tiên cho những ông, cụ bà lớn tuổi.

Bà Nga tâm sự: “Bếp ăn đã chiếm phần lớn thời gian của tôi, ngoài đứng bếp, khi có ai cho nguyên liệu, tôi sẽ đến chở hoặc họ sẽ mang đến tận nơi. Các mối thâm tình của bếp phải kể đến nhóm từ thiện An Nhiên, Phật giáo Hoà Hảo, tiểu thương chợ Phường 7… rất nhiệt tình và sẵn lòng giúp đỡ, từ lúc bếp thành lập đến nay. Dù bận, có lúc mệt vì mình lớn tuổi nhưng đổi lại tôi rất vui và hạnh phúc vì những người mình giúp thực sự họ rất cần. Tôi chỉ cầu mong bản thân có sức khoẻ để tiếp tục chung sức duy trì bếp ăn”.

Người nấu, người cho và cả người nhận đều vui. Lặng lẽ từng ngày bếp ăn đỏ lửa phục vụ mọi người. Tại bếp ăn còn có những câu chuyện tử tế, chuyện những người sau khi nhận biết cho đi và phụ giúp bếp ăn vào giờ cao điểm. Hay những người đã từng nhận cơm, sau khi ra viện quay lại đóng góp hoặc kêu gọi ủng hộ để bếp ăn đầy đủ và chất lượng hơn.

Trong những ngày điều trị bệnh tại bệnh viện, những suất ăn miễn phí giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho bệnh nhân.

Chị Lê Kim Út, ngụ xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, một trong những người thường xuyên lui tới bếp ăn để hỗ trợ những khi rảnh rỗi, chia sẻ: “Ông xã tôi bị tai biến, vào viện điều trị đã hơn 1 tháng nay. Mỗi ngày, sau khi chăm sóc chồng, thời gian rảnh tôi xuống bếp phụ việc. Ban đầu khi chưa biết đến bếp ăn, ngày 3 cữ phải tốn tiền mua đồ ăn bên ngoài, thời gian dài tốn kém, thêm nữa đi lại cũng khó khăn. Tôi biết ơn bếp ăn rất nhiều, thời gian ở đây, tôi có thêm những người bạn mới, làm thêm được những việc có ích cho đời”.

Ông Phạm Văn Hung, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, tâm tình: “Mỗi ngày 3 lần tôi đều đến nhận cơm về ăn, tính luôn cả tôi nữa là gia đình đi trị bệnh 5 người. Ban đầu khi nhận nhiều phần, tôi cũng ngại nhưng mọi người trong bếp ăn rất vui vẻ, nhiệt tình nên tôi cũng mạnh dạn xin thêm. Có bếp ăn giúp gia đình tiết kiệm chi phí điều trị rất nhiều”.

“Tôi nhận cơm từ những ngày đầu vào viện. Ở đây nấu đồ ăn rất vừa miệng, lại sạch sẽ, khu bếp cũng gần nơi điều trị nên đi nhận cũng tiện. Thay mặt bà con nghèo, tôi cảm ơn bếp ăn rất nhiều”, bà Trần Thị Bồng, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ.

Không ngại thức khuya, dậy sớm, bằng những nghĩa cử tử tế, giúp người không cần báo đáp, cứ thế, người góp công, góp sức, dưới sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và sự hỗ trợ của bệnh viện, bếp ăn trở thành điểm tựa tinh thần cho người bệnh, là điểm đến của những tấm lòng nhân ái.

Người nhà bệnh nhân cũng tự nguyện đến bếp ăn phụ giúp sơ chế nguyên liệu.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương, Tổ trưởng Tổ Công tác xã hội, Bệnh viện Y học cổ truyền, chia sẻ: “Từ trước đến nay, thi thoảng vẫn có hoạt động phát cơm từ thiện do các hội, nhóm bên ngoài tổ chức, tuy nhiên không liên tục và số lượng giới hạn. Giờ đây, khi có bếp ăn trong khuôn viên sẽ giúp kiểm soát được khẩu phần ăn cho người bệnh, đảm bảo nơi nhận và thời gian nhận cố định, thức ăn sạch và an toàn thực phẩm, do đó người bệnh nhận cũng an tâm hơn. Những bữa ăn ấm áp này sẽ làm vơi đi phần nhọc nhằn của cả người nuôi lẫn người bệnh trong thời gian điều trị tại đây”./.

 

Yến Nhi

 

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).