ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 00:09:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bữa ăn trẻ mầm non đang “thắt lưng buộc bụng”

Báo Cà Mau (CMO) Một thực tế đang gây rất nhiều khó khăn cho các trường mầm non, đó là sự biến động tăng về giá các mặt hàng thiết yếu. Giá hàng hoá tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bữa ăn của trẻ.

Ð giải bài toán khó về khẩu phần ăn cho trẻ mầm non vừa ít chi phí, vừa đảm bảo no và dinh dưỡng để thể trạng trẻ phát triển theo đúng quy định, bước vào năm học 2022-2023, nhiều nơi đã nảy sinh các giải pháp khác nhau. Dù tất cả cũng chỉ là giải pháp tình thế, song, khi tìm hiểu thực tế mới thấy hết tấm lòng của người bảo mẫu.

Ban đầu nghe thuật ngữ chuyển món, ai cũng có thể nhầm tưởng là thay đổi món ăn như việc đổi từ món thịt sang món cá để phù hợp với túi tiền. Nhưng thực tế không phải như thế.

/uploads/Video/News/2022/10/18/1826363.mp4

Cô Thái Thị Khánh Ly, Phó hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Sen, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, thố lộ: “Chuyện chuyển món ăn cho trẻ đã trở thành cách làm hiệu quả nhất. Ví như trước đây trong thực đơn mỗi tuần có món thịt bò xào, nhưng nay giá thịt bò mỗi ký tăng lên thêm vài chục ngàn đồng thì việc chế biến món bò xào cho trên 270 trẻ của trường khó có thể đảm bảo. Nhưng để đảm bảo dinh dưỡng, chúng tôi đã tính đến chuyện chuyển đổi món bò xào thành món cháo thịt bò bằm. Rồi cùng với đó là bổ sung thêm rau xanh, trứng và tôm ở các bữa ăn khác (các mặt hàng vừa túi tiền)”.

Toàn huyện U Minh có 9 trường cấp học mầm non (3 trường mầm non, 6 trường mẫu giáo) với hơn 2.264 trẻ. Theo ghi nhận từ các trường, tuy ở vùng quê có sản vật rừng, biển nhưng việc bố trí bữa ăn cho trẻ cũng gặp khó về vật giá.

Thầy Huỳnh Việt Bắc, Phó trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện U Minh, chia sẻ thêm: “Hiện nay, giá các mặt hàng thiết yếu dù nông thôn hay thành thị đều ngang bằng nhau. Do vậy, việc quy định nguồn thu định mức suất ăn trẻ ở xã thấp hơn ở đô thị là chưa hợp lý. Trong khi, nhu cầu ăn của các trẻ đều như nhau, đều phải đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển”.

Dù khó khăn về kinh phí nhưng trẻ ở Trường Mẫu giáo Hoa Sen, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, luôn được bảo mẫu đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng. Ảnh: LÊ TUẤN

Ðồng quan điểm và niềm trăn trở, cô Nguyễn Nguyệt Thu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương, Phường 1, TP Cà Mau, cho biết: “Với nguồn thu theo quy định của Nghị quyết 09 và trong tình hình thực tế, trường luôn phải cân đối các món ăn vừa đảm bảo nguồn chi, vừa đảm bảo dinh dưỡng và hợp lý nhất. Cũng như các nơi khác, chúng tôi đang đau đầu về vấn đề này!”.

Ngoài giải pháp chuyển món, nhiều trường còn tăng thêm các loại rau để bổ sung dưỡng chất. Như ở U Minh, thầy Bắc nhẩm tính: Ða phần các trường đều có khu vườn nhỏ để trồng rau. Vừa phục vụ bữa ăn, vừa là nơi để trẻ trải nghiệm thực tế.

“Chúng tôi phải mua đất, phân (như trồng hoa kiểng) để cải tạo khu vực trồng rau. Chứ đất ở khuôn viên trường bị nhiễm phèn, rất khó chăm sóc, vun trồng các lại rau, củ”, cô Thái Thị Khánh Ly chia sẻ thêm.

Trường Mầm non Sao Mai, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, là một trong số những ngôi trường ở khu vực TP Cà Mau đang tận dụng mảnh sân trường để tăng gia. “Ðó cũng là thành quả công trình thanh niên của đơn vị, rất phù hợp trong điều kiện hiện nay”, cô Lê Thị Bích Huyền, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết.

Trường Mầm non Ánh Dương (TP Cà Mau) luôn phải cân đối các món ăn vừa đảm bảo nguồn chi, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: LÊ TUẤN

Ngoài thực hiện cân đối bữa ăn ở các địa phương như trên, thì huyện Thới Bình còn có giải pháp khác, đang áp dụng ở 11/16 trường có tổ chức bán trú. Ðó là giảm hẳn một buổi ăn sáng cho trẻ tại trường. “Thay vào đó, mỗi sáng khi đưa trẻ đến lớp, phụ huynh đã cho trẻ ăn rồi. Việc giảm một bữa ăn sáng tại trường, đồng nghĩa việc nhà trường giảm khoản thu mỗi ngày ăn đối với trẻ. Do vậy, khoản thu còn lại 23.000 đồng/trẻ ở thị trấn và 22.000 đồng/trẻ ở khu vực xã, chúng tôi bố trí bữa ăn trưa đầy đủ hơn và phần ăn xế chiều cũng vì thế nâng cao chất lượng. Thực hiện được vấn đề này cũng do đặc thù và sự thống nhất từ phía nhà trường và phụ huynh”, cô Nguyễn Thu Vân, Phó phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Thới Bình, cho hay.

Hiện các trường (công lập) có tổ chức bán trú và tổ chức bữa ăn trên địa bàn tỉnh đang thực hiện thu phí theo Nghị quyết 09/2020/NQ-HÐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh. Theo đó, chỉ tính riêng giáo dục mầm non, phí thu mỗi ngày ăn cho trẻ bán trú (gồm 1 bữa ăn chính, 2 bữa ăn phụ) là 30.000 đồng/trẻ ở khu vực địa bàn các phường thuộc TP Cà Mau và thị trấn ở các huyện; mức thu 27.000 đồng/trẻ/ngày học đối với địa bàn các xã.

Ngoài khoản này, phụ huynh còn nộp thêm 7.000 đồng/ngày/trẻ cho các khoản khác theo quy định, như 3.000 đồng cho chi phí sinh hoạt; 4.000 đồng cho các hoạt động phục vụ trẻ ăn, trông trẻ buổi trưa, rèn luyện kỹ năng sống… Khoản này mức đóng cho trẻ ở nông thôn, thành thị như nhau.

Trong khi đó, để tổ chức được bữa ăn, mỗi trường mầm non phải đảm bảo từ nhân lực đến cơ sở vật chất và an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Áp lực về giá đến mỗi bữa ăn trẻ mầm non đang là vấn đề hiện hữu. Với quyết tâm không để thiếu dinh dưỡng, không được “xén” khẩu phần ăn…, nhiều nơi đã sáng tạo nhiều giải pháp. Song, đó cũng chỉ là giải pháp tình thế, chứ chưa thể giải quyết dứt điểm nguồn cơn.

“Chúng tôi mong sớm có sự thay đổi về quy định nguồn kinh phí cho trẻ bán trú phù hợp hơn với tình hình thực tế”, thầy Lê Minh Trí, Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo TP Cà Mau, mong mỏi./.

 

Phong Phú

 

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".