ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 03:15:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bức xúc những công trình thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo Cà Mau Kè rọ đá hiện không thể chống chọi trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Mặc dù có nhiều nỗ lực, song, việc hạn chế và giúp người dân có thể thích ứng được với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang vượt ngoài khả năng của tỉnh. Nhiều công trình quan trọng đã được phê duyệt dự án đầu tư nhưng phải chịu cảnh nằm chờ vốn, khiến hàng chục ngàn hộ dân đối mặt với tác hại của biến đổi khí hậu. Nhất là khi có dự báo kết thúc El Nino đợt này sẽ là La Nina (hiện tượng thời tiết trái ngược El Nino).

Cà Mau là tỉnh có địa hình tương đối đặc biệt, với tổng chiều dài của 3 mặt giáp biển hơn 250 km, nên chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hệ luỵ sau nhiều năm oằn mình chống chọi với tác động của thời tiết, khu vực ven biển của tỉnh đang bị tàn phá nặng nề.

Sạt lở ngày một nghiêm trọng

Trong tổng chiều dài bờ biển của tỉnh đã có đến 150 km đang bị sạt lở với diện tích mất đi bình quân mỗi năm khoảng 450 ha. Trong số đó có đến trên 40 km đang bị sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào. Tuyến đê biển Tây đang gánh trách nhiệm vô cùng nặng nề là bảo vệ khoảng 26.196 hộ dân bên trong với trên 128.972 ha đất sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp, nhưng thời gian qua nơi đây xuất hiện nhiều điểm nóng về sạt lở.

Kè rọ đá hiện không thể chống chọi trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Các địa phương ven biển Tây luôn được đặt trong tình trạng báo động đỏ mỗi khi đến mùa mưa bão, nhất là xã Khánh Tiến của huyện U Minh và Khánh Bình Tây của huyện Trần Văn Thời. Qua khảo sát tại 2 khu vực này, chiều dài sạt lở, trong tình trạng rất nghiêm trọng khoảng 10 km (5 km thuộc xã Khánh Tiến, 5 km xã Khánh Bình Tây) với nhiều đoạn đai rừng phòng hộ chỉ còn 7 m, đe doạ trực tiếp đến thân đê và đời sống, sản xuất của người dân bên trong nếu không được khắc phục kịp thời.

Kỹ sư Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, đây là những điểm nóng về sạt lở cần có cơ chế khẩn cấp trong đầu tư mới có thể chống lại kịp thời với diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai hiện nay.

Phía bờ biển Ðông hiện cũng trong tình trạng sạt lở, ngày một nghiêm trọng. Với chiều dài khoảng 76 km, đai rừng phòng hộ ven biển Ðông đang che chở và bảo vệ hơn 130.000 ha đất sản xuất thuộc 2 huyện Ðầm Dơi và Năm Căn. Theo thống kê, mỗi năm khu vực này bị nước biển lấn sâu vào đất liền từ 45-50 m. Ðặc biệt, với 8 điểm nóng về sạt lở đã đẩy người dân khu vực này vào tình trạng nguy hiểm khi mùa mưa bão sắp đến gần, điều đáng quan tâm là toàn tuyến hiện nay gần như chưa được đầu tư xây dựng đê.

Theo ông Lê Văn Sử, tỉnh đã triển khai lập và phê duyệt dự án đầu tư đê biển Ðông với tổng chiều dài 76,031 km (Ðầm Dơi 32,26 km và Năm Căn 43,7 km), tổng mức đầu tư 1.340 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án vẫn đang trong quá trình điều chỉnh thiết kế quy hoạch.

Chưa được đầu tư lại chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khu vực ven biển Ðông hiện nay đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng.  Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi là địa phương nhiều lần phải di dời dân do tác động của tình trạng sạt lở ven biển. Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Dương Hết Hồn cho biết, tình trạng sạt lở không chỉ xảy ra tại khu vực ven biển mà ngay cả trong các cửa sông cũng mỗi lúc một nghiêm trọng hơn, nhiều khu vực đang báo động, tài sản và tính mạng của người dân đang bị đe doạ.

Tập trung nhiều nguồn lực chống sạt lở

Sạt lở khu vực ven biển Ðông và biển Tây đã diễn ra nhiều năm nay và ngày càng nghiêm trọng. Ðể hạn chế và thích ứng, tỉnh có nhiều nỗ lực, từ đầu tư kinh phí đến triển khai đồng bộ các giải pháp. Tại những khu vực sạt lở nghiêm trọng như: xã Khánh Tiến (huyện U Minh), Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời), Tân Hải (huyện Phú Tân), Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi) và 2 đoạn sạt lở nguy hiểm từ Hương Mai đến Tiểu Dừa (huyện U Minh), Sào Lưới (huyện Phú Tân), ngoài những công trình đơn giản bằng cây lá địa phương, nhiều đoạn kè kiên cố bằng bê-tông cốt thép cũng đã được dựng lên.

Ðược đánh giá mang lại hiệu quả khá cao, song, việc xây dựng kè ly tâm tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển đòi hỏi kinh phí khá lớn, với trên 20 tỷ đồng cho 1 km. Do đó, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 29/TTr-UBND ngày 6/3, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ban, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ vốn đầu tư các công trình chống hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Theo đó, các dự án cấp bách cần tập trung đầu tư như: trồng rừng phòng hộ ven biển; nâng cấp, xây dựng mới đê biển cả Tây và Ðông, đê cửa sông; kè chống sạt lở ven biển, khu dân cư; nạo vét kinh mương, sông ngòi; các ô thuỷ lợi phục vụ sản xuất; các công trình cấp nước ngọt, cấp nước sinh hoạt nông thôn. Tổng nhu cầu vốn khoảng 5.900 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Sử cho biết, chỉ tính riêng năm 2015, tỉnh đã dành nguồn vốn lên tới 170 tỷ đồng đầu tư một số hạng mục công trình thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tỉnh đang ưu tiên cho 2 hạng mục công trình quan trọng là nâng cấp một số đoạn của đê biển Tây và tập trung trồng rừng phòng hộ ven biển. Ðồng thời, hiện nay vẫn đang tiếp tục dồn tất cả nguồn vốn có thể từ ngân sách địa phương cũng như xin hỗ trợ từ Trung ương để triển khai khẩn cấp các công trình chống sạt lở ven biển.

Khu vực Mũi Cà Mau thuộc địa bàn xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, một trong những điểm nóng về sạt lở cách đây vài năm, giờ đây đai rừng đang lấn dần ra biển. Ông Lê Văn Sử nhận định, từ khi kè ngầm tạo bãi ở khu vực này được xây dựng kết hợp với các biện pháp trồng rừng, giờ đây chẳng những phía trong kè được bồi lắng mà ngoài bãi cũng được hình thành dần. Không chỉ khu vực Ðất Mũi, hiện nay nhiều khu vực sạt lở nghiêm trọng trước kia được đầu tư kè ly tâm đang mang lại kết quả khả quan. Ngoài ra, trong điều kiện kinh phí còn hạn chế, tỉnh đã huy động người dân tại chỗ, phương tiện tại chỗ chống sạt lở, xâm mặn đê biển, đê sông. Ðặc biệt, trong điều kiện khó khăn, song tỉnh đã triển khai xây dựng nhiều khu tái định cư dành cho số hộ dân sinh sống vùng ven biển thiếu an toàn.

Bên cạnh 17 km kè đã được xây dựng tại những vị trí xung yếu bằng vật liệu địa phương, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi... không để xảy ra vỡ đê, tỉnh đang tiếp tục triển khai nhiều công trình quan trọng trên đê biển Tây như: tuyến đê mới từ Kinh Năm đến Cái Ðôi Vàm với chiều dài 21,8 km; nâng cấp đê biển Tây kết hợp với xây dựng đường giao thông trên mặt với chiều dài 72,52 km; xây dựng 7 đoạn kè chống sạt lở với chiều dài 8,6 km. Ðặc biệt, đang triển khai khẩn cấp kè chống sạt lở đoạn đê từ Hương Mai đến kinh xáng Tuyến 4, đoạn từ kinh xáng Tuyến 4 đến Tiểu Dừa, đoạn từ Sông Ðốc đến Ðá Bạc và cầu Quản Thép; đoạn kè khẩn cấp từ Ðá Bạc đến Kinh Mới.

Mùa mưa bão sắp đến gần với dự báo sẽ có La Nina, do vậy, tình trạng sạt lở như hiện nay đang là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, đe doạ đến tính mạng, tài sản và đời sống của hàng ngàn hộ dân ven biển. Ngoài việc triển khai xây dựng các công trình chống sạt lở, công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình cũng là vấn đề cấp thiết./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).