ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 10:04:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau - Bạc Liêu: Cháy mãi ngọn lửa báo chí cách mạng

Báo Cà Mau

Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp sông nước hữu tình, mà còn là cái nôi sản sinh ra những thế hệ nhà báo tài năng, những con người đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp báo chí cách mạng.

Từ những buổi đầu gian khó, giữa bom đạn chiến tranh hay trong cuộc sống hòa bình dựng xây, những ngòi bút nơi đây vẫn miệt mài cống hiến, vượt qua mọi thử thách để mang tin tức, lan tỏa tri thức và giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết. Nhiều người con của Cà Mau - Bạc Liêu đã vươn lên, trở thành những tên tuổi lớn, nắm giữ những trọng trách quan trọng tại các cơ quan báo chí cấp tỉnh, Trung ương.

Bài 1: Vùng đất “địa linh” với báo chí cách mạng

Trong dòng chảy 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, vùng đất nơi cuối trời Tổ quốc đã ghi lên bản đồ báo chí cách mạng Việt Nam những nét son chói lọi. Sự phát triển này có thể lý giải qua một số yếu tố quan trọng: truyền thống văn hóa và cách mạng; môi trường tự nhiên và xã hội đặc biệt; tinh thần ham học hỏi và cầu tiến; những tấm gương nhà báo tiền bối.

Thông tin về nhà báo Phan Ngọc Hiển trong sách Lịch sử báo chí Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (1930 - 2025) do Tỉnh ủy Bạc Liêu phát hành tháng 5/2025. Ảnh chụp màn hình: N.Q

Cộng hưởng từ nhiều thành tố tích cực

Miền Tây Nam Bộ, bao gồm Cà Mau và Bạc Liêu, vốn có truyền thống yêu thích học hỏi và tìm tòi tri thức. Nơi đây có một môi trường tự nhiên đặc biệt và nền văn hóa đặc sắc, với sự giao thoa giữa các dân tộc và các nhóm văn hóa. Nghệ nhân ưu tú Đỗ Ngọc Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VH-NT tỉnh Bạc Liêu tại một hội thảo khoa học dịp 30/4/2025 đã khẳng định: “Văn hóa Bạc Liêu được giao thoa, trao truyền, kết tinh trên một địa bàn rộng lớn hơn tỉnh Bạc Liêu hiện tại. Chính vì thế, từ rất xưa, Bạc Liêu đã được mệnh danh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa”. Điều này đã tạo ra nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà báo, giúp họ có những tác phẩm báo chí sắc sảo, phản ánh chân thực cuộc sống và con người nơi đây.

Hai địa phương cũng từng là cái nôi của nhiều phong trào đấu tranh yêu nước, sản sinh ra những con người có tinh thần dũng cảm, kiên cường và ý chí mạnh mẽ. Truyền thống này đã hun đúc nên những nhà báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức trách nhiệm cao với xã hội và tinh thần dấn thân vì sự nghiệp báo chí. Những nhà báo xuất thân từ bán đảo Cà Mau thường có tinh thần ham học hỏi và cầu tiến cao. Họ không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ và cập nhật những xu hướng báo chí mới. Thêm nữa, dù tỉnh Minh Hải (cũ) nằm cách xa các khu vực kinh tế năng động, xã hội phát triển, nhưng các nhà báo từ đây không chỉ hoạt động tại địa phương mà còn kết nối mạnh mẽ với các trung tâm báo chí lớn, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. Những nhà báo từ miền Tây, trong đó có Bạc Liêu, Cà Mau, khi chuyển lên các cơ quan báo chí Trung ương, thường mang trong mình một tư duy độc lập, sáng tạo và một cái nhìn sâu sắc về đời sống vùng đồng bằng, giúp họ nổi bật và có ảnh hưởng trong lĩnh vực báo chí. Điều này giúp họ có thể cạnh tranh và thành công trong môi trường báo chí chuyên nghiệp ở các thành phố lớn và các cơ quan báo chí Trung ương.

Từ trong 2 cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, những nhà báo tiền bối giàu lòng yêu nước, có tài năng, có tâm, có tầm như: Phan Ngọc Hiển, Trần Ngọc Hy, Lê Trung Nghĩa, Nguyễn Mai, Lê Vĩnh Hòa, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Khánh... đã tạo ra những tiền đề tốt đẹp cho thế hệ nhà báo nối tiếp. Các giải báo chí mang tên các nhà báo tiền bối cũng góp phần khuyến khích tinh thần làm việc và phát triển của các nhà báo hiện nay.

“Tác phẩm Phan Ngọc Hiển bất khuất”

Phan Ngọc Hiển (1910 - 1941) là một nhà báo, nhà giáo, chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Ông được biết đến nhiều nhất với vai trò lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai (Cà Mau) năm 1940. Đối với sự nghiệp báo chí, Phan Ngọc Hiển tham gia hoạt động báo chí từ năm 1935. Ông làm phóng viên cho tuần báo Tân Tiến, một tờ báo có tòa soạn đặt tại thị xã Sa Đéc, viết nhiều bài báo kêu gọi đấu tranh cho dân trí, thể hiện tinh thần yêu nước và trách nhiệm xã hội. Theo ông, “Báo giới là lòng dân trước Chính phủ, là ngọn đuốc giúp Chính phủ thấy đâu chính, đâu tà, đâu liêm sĩ, đâu ô trược, đâu công bình, đâu bóc lột, đâu bình dân, đâu hiếp dân”.

Ông cũng bày tỏ thái độ trước sự thờ ơ của giới trí thức với thực trạng dân tộc trong một tác phẩm: “Hỡi đàn anh Nam Việt, nếu thái độ của các ngài mãi vậy thì hai mươi mấy triệu dân da vàng này chừng nào mới thoát khỏi vòng nô bộc”.

Học sinh Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vệ sinh tượng thờ thầy giáo, nhà báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Ngọc Hiển trong khuôn viên trường. Ảnh: Quách Mến

Nhà báo Phan Ngọc Hiển đã để lại nhiều tác phẩm báo chí có giá trị, thể hiện tinh thần yêu nước và trách nhiệm xã hội sâu sắc. Phần lớn các tác phẩm báo chí của Phan Ngọc Hiển được đăng trên tuần báo Tân Tiến trong giai đoạn 1936 - 1937. Tháng 7/1937, ông được Huyện ủy Cà Mau phân công phụ trách cơ quan báo chí công khai của Đảng ở Cà Mau.

Theo các tư liệu đã được sưu tầm, ông đã để lại khoảng 70 tác phẩm báo chí. Các tác phẩm này bao gồm nhiều thể loại khác nhau, như: xã thuyết - tranh luận, bút chiến; điều tra, phóng sự, bút ký; các thể loại văn học. Năm 1994, hướng đến kỷ niệm 20 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau và Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải đã xuất bản quyển sách “Tác phẩm Phan Ngọc Hiển bất khuất”.

Tuyển tập 18 bài viết của Phan Ngọc Hiển là minh chứng cho ngòi bút sắc sảo, đầy nhiệt huyết của một nhà báo cách mạng. Xuyên suốt các tác phẩm, nổi bật lên tư tưởng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, sự trăn trở với đời sống lầm than của người dân lao động, cùng khát vọng phát triển kinh tế, cải cách xã hội, bảo vệ quyền lợi của Nhân dân. Đặc biệt, khi đối diện với quân thù, ngòi bút của Phan Ngọc Hiển không hề run sợ, mà ngược lại, trở nên mạnh mẽ, dũng cảm như chính khí phách của ông trên chiến trường hay trước pháp trường.

Phan Ngọc Hiển đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, song những đóng góp của ông cho sự nghiệp báo chí và cách mạng Việt Nam vẫn còn được ghi nhớ đến ngày nay. Tên ông đã trở thành tên đất, tên trường, tên đường và đặc biệt, TP. Cần Thơ - nơi ông sinh ra và lớn lên đã thành lập giải thưởng báo chí thường niên mang tên Phan Ngọc Hiển cách nay gần 20 năm. Giải thưởng này là sự tri ân của những người làm báo đối với nhà báo, nhà cách mạng tiền bối. Đây cũng là sự ghi nhận những cống hiến của ông đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam và là nguồn động viên, khích lệ các nhà báo trẻ tiếp bước con đường mà các nhà báo tiền bối đã chọn.

Nguyễn Quốc

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.