ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 03:43:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cà Mau kỳ vọng vào ngày hội sách đầu tiên

Báo Cà Mau “Ngày Sách Việt Nam lần này ở Cà Mau là ngày hội của những người yêu sách, sân chơi văn hoá lành mạnh, bổ ích cho nhiều đối tượng bạn đọc, nhất là sinh viên, học sinh và thiếu nhi, góp phần khuyến khích, tôn vinh văn hoá đọc tại địa phương”.

Quyết định số 284/QÐ-TTg, ngày 22/2/2014, của Thủ tướng Chính phủ về ngày Sách Việt Nam đã cổ vũ mạnh mẽ văn hoá đọc, tôn vinh vai trò của sách trong xã hội hiện đại. Qua 2 lần tổ chức, ngày Sách Việt Nam đã trở thành ngày hội lớn với những doanh nghiệp, nhà xuất bản và đặc biệt là với độc giả ở những trung tâm lớn như Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh,  TP Cần Thơ… Năm 2016, tỉnh Cà Mau lần đầu tiên tổ chức ngày Sách Việt Nam quy mô lớn với 30 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.

Ông Nguyễn Văn Ðen, Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Ngày Sách Việt Nam lần này ở Cà Mau là ngày hội của những người yêu sách, sân chơi văn hoá lành mạnh, bổ ích cho nhiều đối tượng bạn đọc, nhất là sinh viên, học sinh và thiếu nhi, góp phần khuyến khích, tôn vinh văn hoá đọc tại địa phương”.

Hoàn thiện công tác chuẩn bị

Lần đầu tiên tổ chức một ngày hội sách với quy mô lớn nên Cà Mau gặp một số khó khăn nhất định. Theo ông Nguyễn Văn Ðen, việc học hỏi kinh nghiệm từ một số hội sách ở các tỉnh, thành bạn, lắng nghe sự góp ý của những người tâm huyết là rất cần thiết để định hình một kế hoạch tổ chức hợp lý.

Theo đó, hội sách phải là nơi xây dựng, phát động được phong trào đọc sách, tôn vinh được giá trị của sách, đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến sách. Không dừng lại ở đó, hội sách còn là dịp để nâng cao ý thức, hiểu biết của toàn xã hội, vai trò và trách nhiệm của các ngành chức năng liên quan trong việc quản lý, phát huy vai trò của sách trong đời sống xã hội.

Các thầy, cô giáo đơn vị Phòng GD&ÐT TP Cà Mau đang tất bật công tác chuẩn bị cho ngày hội sách.

Kỳ vọng của ngày hội sách lần này còn là việc thường xuyên tổ chức các hoạt động liên quan đến sách trong năm với hình thức đa dạng, phong phú, sát với điều kiện thực tế của địa phương. Mục tiêu cao nhất hướng đến là các đối tượng độc giả. Ngày hội sách được tổ chức với tinh thần thiết thực, hiệu quả, có sức lan toả sâu rộng và tạo được hiệu ứng lâu bền đối với phong trào đọc sách. Theo kế hoạch của ngành chủ trì, tại hội sách năm nay, hoạt động chính là triển lãm sách của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, với 30 gian hàng. Mỗi gian hàng được bố trí riêng, với diện tích khoảng 12 m2. Theo đăng ký, mỗi gian hàng dự kiến sẽ triển lãm trên 1.000 đầu sách.

Một nội dung quan trọng khác của hội sách là Hội thi Xếp sách nghệ thuật do Sở VH-TT&DL phối hợp Sở GD&ÐT thực hiện. Các đơn vị phòng GD&ÐT và phòng văn hoá - thông tin sẽ tham gia hoạt động trang trí, sắp xếp sách cho mô hình thư viện công cộng và thư viện trường học. Sau đó, ban tổ chức sẽ lựa chọn những đơn vị xuất sắc nhất để trao thưởng. Ðây cũng là lần đầu tiên Cà Mau tổ chức đêm giao lưu độc giả để các đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu những ấn phẩm mới, tác phẩm hay, phối hợp với các hoạt động tặng và bán sách. Thời gian dự kiến khai mạc của hội sách ngày 21/4 và bế mạc vào ngày 23/4. Toàn bộ các hoạt động của hội sách sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hoá Hùng Vương.

Ðến thời điểm này, các đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện đã xây dựng xong chương trình chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể. Các đơn vị, doanh nghiệp tham gia đã bắt đầu triển khai các công tác chuẩn bị, nhất là những doanh nghiệp ở xa tại Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của Giám đốc Thư viện tỉnh Cà Mau Lý Hoàng Vũ, đây là sự kiện có ý nghĩa lớn, có sức hút đối với những người yêu sách, trân trọng những giá trị của sách. Dù là lần đầu tiên tổ chức với quy mô lớn, nhưng sự chuẩn bị của Cà Mau là tích cực và đảm bảo cho sự thành công.

Kỳ vọng lớn

Với nhiều khó khăn khách quan lẫn chủ quan, văn hoá đọc nói chung, phong trào đọc sách nói riêng ở Cà Mau vẫn còn nhiều hạn chế. Chia sẻ về vấn đề này, ông Lý Hoàng Vũ cho biết: “Lĩnh vực thư viện đã rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ là mang sách đến người đọc, phục vụ tận tâm và hầu như độc giả rất ít tốn phí. Thời gian qua, kết quả đạt được là tích cực, nhưng so với mặt bằng chung, chúng tôi vẫn còn phải cố gắng rất nhiều”.

Thư viện tỉnh là đầu tàu trong việc luân chuyển nguồn sách về các trường học, các khu dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa với các mô hình phù hợp. Như ông Lý Hoàng Vũ từng tâm đắc: “Thay vì để sách ở các tủ khoá tại trụ sở sinh hoạt ấp, khóm, thì sách nên được để ở các hộ dân, tạo điều kiện  cho bà con đến đọc. Tại các trường học, thay vì tổ chức những phòng đọc, hãy mở những giá sách di động, thư viện xanh để các em cần đọc sách là có ngay”.

Thông tin từ ông Lý Hoàng Vũ, 2 lần hội sách trước đây thư viện cũng có những hoạt động liên quan để chào mừng, tuy nhiên, tính chất và quy mô nhỏ gọn, chưa được xã hội biết đến nhiều. Lần thứ 3 này, với quy mô lớn, hội sách mong nhận được sự quan tâm sâu rộng của các đối tượng độc giả, phát động được một phong trào đọc sách có sức lan toả và bền vững.

Ngày Sách Việt Nam tỉnh Cà Mau  dự kiến khai mạc vào lúc 19 giờ, ngày 21/4 và bế mạc vào chiều ngày 23/4, tại Trung tâm Văn hoá Hùng Vương. Quy mô của hội sách năm nay với 30 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp. Hội sách có các nội dung lớn là triển lãm sách; giao lưu độc giả kèm theo giới thiệu, tặng và bán sách; thi xếp sách nghệ thuật giữa các đơn vị. Chủ đề của ngày hội sách lần 3 là “Sách - chìa khoá thành công”. Lần đầu tiên Cà Mau tổ chức với quy mô lớn và có sự tham dự của các đơn vị, doanh nghiệp ngoài tỉnh. UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo nhiều ngành liên quan phối hợp tổ chức, trong đó, Sở Thông tin - Truyền thông giữ vai trò chủ trì.

Theo đánh giá của ông Lý Hoàng Vũ, các đơn vị tham gia của bạn lần này là những doanh nghiệp, nhà xuất bản có uy tín, có thị trường lớn và sẽ tạo được làn gió mới trong việc đa dạng, phong phú các thể loại sách, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng bạn đọc. “Sự tích cực chuẩn bị và cam kết của các đơn vị bạn tham gia đảm bảo hội sách lần này sẽ sôi động, chất lượng”, ông Lý Hoàng Vũ chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Thanh Thuý, giáo viên Trường Tiểu học Ðinh Tiên Hoàng, TP Cà Mau, hào hứng: “Thời gian chuẩn bị của anh em khoảng 1 tuần thôi, công việc xếp sách nói chung là mới mẻ với mọi người, nhưng có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các anh chị bên thư viện nên cũng khá yên tâm”.

Thư viện tỉnh đã cho các đơn vị mượn địa điểm, cùng góp ý, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc xếp sách, qua đó tạo được sinh khí phấn khởi đối với các đơn vị tham gia. Cô Thuý cho biết thêm: “Gian trưng bày của đơn vị khoảng 3.000 sách, đây cũng là dịp để toàn ngành phát động phong trào đọc sách, không chỉ với các em học sinh mà cho cả giáo viên”.

Ngày hội sách đầu tiên ở Cà Mau đã sẵn sàng phục vụ bạn đọc. Ðây là dịp để Cà Mau quảng bá, giới thiệu hình ảnh của mình với bạn bè, tạo nên một thị trường sách sôi động, phong phú, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu giải trí, học tập của Nhân dân. Với kỳ vọng lớn lao ấy, ngày hội sách lần này đánh dấu chặng đường mới trong việc xây dựng văn hoá đọc tại Cà Mau, từ đó làm đẹp thêm những phẩm chất, hình ảnh của con người Cà Mau./.

Bài và ảnh: Quốc Rin

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.