ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 20:01:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Các trường vùng sâu: Nỗ lực chuẩn bị cho năm học mới

Báo Cà Mau

Còn khoảng 1 tháng nữa là năm học mới 2023 - 2024 chính thức bắt đầu. Thời điểm này, các trường vùng sâu đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. Dù vẫn còn ngổn ngang những mối lo, nhưng thầy trò các trường vẫn rất lạc quan chào đón năm học mới.

Lãnh đạo Trường THCS Trần Phú (xã Long Điền, huyện Đông Hải) kiểm tra phòng học tại điểm lẻ.

Bộn bề khó khăn

Đến thăm Trường THCS Trần Phú (xã Long Điền, huyện Đông Hải) ngay lúc trường đang bồi dưỡng kiến thức hè, ôn thi học sinh giỏi cho các em học sinh. Nhìn những mảng tường bị bong tróc, rêu phong vì thời gian, nền xi-măng ẩm thấp, bàn ghế cũ kỹ, mái tôn hầm hập hắt hơi nóng xuống lớp… mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Những ngày mưa lớn, sân trường còn ngập trong nước vì trũng thấp. Đó là hiện trạng của ngôi trường được xây dựng cách đây hơn 30 năm. Trước sự xuống cấp nghiêm trọng này, trường đã được tỉnh đầu tư xây dựng tại địa điểm mới với quy mô 14 phòng học, 18 phòng chức năng, nhiều công trình phụ có tổng trị giá gần 45 tỷ đồng. Song hiện tại, do nhiều nguyên nhân nên công tác bàn giao trường mới bị chậm tiến độ, phải sang học kỳ II năm học 2023 - 2024 thầy trò nhà trường mới có thể vào dạy học trong ngôi trường mới.

Khó khăn chưa dừng lại ở đó khi hơn 10 năm qua, Trường THCS Trần Phú vẫn phải cố gắng duy trì một điểm lẻ bên trong ấp Thạnh Trị (xã Long Điền). Điểm lẻ này được “ký gửi” tại Trường tiểu học Nguyễn Văn Uông (với 4 phòng học), cách điểm trung tâm gần 8km, học sinh ở đây đa phần là con em đồng bào dân tộc, có hoàn cảnh khó khăn. Đã rất nhiều lần, trường vận động, bày tỏ mong muốn phụ huynh đưa con em ra điểm trung tâm để các em có điều kiện học tập, thực hành tốt hơn nhưng đành “lực bất tòng tâm”, vì nếu “siết” quá nhiều em sẽ bỏ học! Thành thử người cực nhất vẫn là giáo viên, nhưng thương học trò các thầy cô vẫn nỗ lực ngày mấy bận đi về 2 điểm.

Nằm trong nhóm trường xa nhất tỉnh, điều kiện giảng dạy, học tập còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều năm qua Trường THPT Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) vẫn giữ vững chất lượng giáo dục. Trường hiện có 2 khu (cách nhau 1km), trong đó khu 1 dạy cấp THPT, khu 2 dạy cấp THCS. Năm học mới đã cận kề nhưng trường đang thiếu 5 giáo viên Địa lý, Tin học - cấp THCS; Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch sử - cấp THPT. Cơ sở vật chất hiện đang xuống cấp, bàn ghế giáo viên, học sinh hư hỏng nhiều cần được thay thế, bổ sung; phòng thiết bị được trang bị rất lâu nên phần lớn đã hư không thể khắc phục, không có kinh phí mua sắm bổ sung; nguồn kinh phí được cấp chi cho hoạt động rất hạn chế… gây nhiều khó khăn cho công tác chuẩn bị năm học mới của nhà trường.

Học sinh Trường THPT Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) vệ sinh khuôn viên trường, trồng thêm cây xanh chuẩn bị năm học mới. Ảnh: Đ.K.C

Lạc quan nhìn về tương lai

Khó khăn là vậy, nhưng các trường vùng sâu vẫn nỗ lực trong khả năng để chuẩn bị chu toàn cho năm học mới. Ông Vũ Đức Quý - Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú, cho biết: “Trong năm học này trường sẽ di dời sang địa điểm mới, nên hiện tại trường chỉ tập trung vệ sinh trường lớp học, chuẩn bị tươm tất hết sức có thể và động viên học sinh, giáo viên, phụ huynh cùng cố gắng giảng dạy, học tập tại địa điểm cũ. Hiện, trường đã tuyển sinh hơn 90% chỉ tiêu được giao (dự kiến tuyển 210 học sinh khối 6). Công tác rà soát học sinh các khối cũng được triển khai quyết liệt để sau khi hoàn thành công tác tuyển sinh, trường sẽ vận động học sinh ra lớp với các trường hợp khó khăn. Không chỉ vậy, công tác chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào dân tộc cũng được trường quan tâm đặc biệt. Hiện tại, chúng tôi đã kết nối với các doanh nghiệp, mạnh thường quân, cựu học sinh trường để vận động học bổng, xe đạp, bảo hiểm y tế, sách giáo khoa, đồng phục…; có chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn. Có thể nói trường đã sẵn sàng cho năm học mới 2023 - 2024”.

Thời điểm này, Trường THPT Ninh Thạnh Lợi đang cân đối kinh phí để lót lại các nền phòng học bị bong tróc, sửa lại kính bể ở các cửa, đi lại hệ thống điện một số phòng bị hư, huy động giáo viên sửa chữa hơn 100 bộ bàn ghế. Mới đây, đoàn công tác của tỉnh đã đến khảo sát thực tế và dự kiến sẽ giải ngân khoảng 1,5 tỷ đồng để trường sửa chữa nền nhà đa năng bị sụt lún, sửa một đoạn rào khoảng 20m bị ngã, cải tạo lại hành lang các dãy phòng học (khu 1); thay hệ thống mái che một dãy phòng học, nhà hiệu bộ (khu 2); đầu tư thêm 180 bộ bàn ghế học sinh, 30 bộ bàn ghế giáo viên, 1 bộ máy photo. Thêm một tin vui, là hiện nay trường đang xúc tiến nâng cấp, cải tạo thư viện trường với tổng kinh phí 150 triệu đồng, do Báo Sài Gòn Giải Phóng tài trợ. Trường đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thiện và dự kiến khánh thành sau lễ khai giảng năm học mới.

Ông Danh Tô Nol - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ninh Thạnh Lợi, phấn khởi chia sẻ: “Những năm gần đây, giáo dục vùng sâu có nhiều khởi sắc, cơ sở vật chất, trường lớp học ngày càng được đầu tư khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em địa phương. Trong xu thế ấy, dù là một trường vùng xa nhất tỉnh nhưng trường được quan tâm đầu tư, hỗ trợ về mọi mặt để có diện mạo khang trang như hôm nay. Nền tảng này đã giúp cho chất lượng giáo dục của trường ngày càng được cải thiện, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT và đại học ngày càng tăng cao, đặc biệt năm nay trường còn tuyển sinh vượt chỉ tiêu với lớp 6 (vượt 20 học sinh) và lớp 10 (vượt gần 40 học sinh). Không chỉ vậy, công tác hỗ trợ, tiếp sức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được trường quan tâm chu đáo. Hiện tại, đã có 8 chiếc xe đạp, 13 thẻ bảo hiểm y tế, hơn 100 phần quà được địa phương, các mạnh thường quân đăng ký hỗ trợ cho học sinh của trường nhân lễ khai giảng…”.

Mạnh mẽ đương đầu, đồng lòng tháo gỡ khó khăn là phương châm mà các trường vùng sâu, xa đang vận dụng hiệu quả. Không chỉ vậy, bằng cái tâm sáng hết lòng vì đàn em thân yêu, những người thầy, những ngôi trường vùng sâu đang vẽ nên bức tranh đầy lạc quan cho sự khởi đầu của một năm học mới.

Kim Trúc

Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024

* Học sinh công lập tựu trường sớm nhất ngày 22/8

(BL-ĐKC) Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc.

Theo đó, học sinh được tựu trường sớm nhất trước 1 tuần, tức ngày 29/8. Riêng với lớp 1, các trường có thể tổ chức tựu trường sớm hơn ngày khai giảng 2 tuần, tức ngày 22/8. Lễ khai giảng năm học mới diễn ra vào ngày 5/9 như mọi năm.

Học sinh lớp 6 vùng sâu được bồi dưỡng kiến thức hè chuẩn bị năm học mới 2023 - 2024. Ảnh: Đ.K.C

Các trường kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1 và học kỳ II trước 25/5/2024. Với học sinh lớp 5 và lớp 9, việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6. Việc tuyển sinh đầu cấp (lớp 1, 6, 10) phải xong trước ngày 31/7. Riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi cấp quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn riêng.

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.