ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-10-24 07:53:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cách hay bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Báo Cà Mau Ðổi dụng cụ kích điện, vũ khí, công cụ tự chế, súng hơi, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để nhận gạo, nhu yếu phẩm, là cách làm của Công an xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Việc làm này vừa hỗ trợ những hộ dân có điều kiện vượt qua khó khăn để tìm việc làm ổn định, vừa thu hồi được các dụng cụ kích điện (xiệt cá), nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng.

Trung tá Nguyễn Tấn Cường, Trưởng Công an xã, cho biết: "Thực hiện Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Huyện uỷ và Kế hoạch 130 của UBND huyện về tăng cường công tác đảm bảo an ninh nông thôn vững mạnh trong tình hình mới, UBND xã chỉ đạo Công an xã tham mưu xây dựng kế hoạch vận động Nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện. Ngày 21/8 vừa qua, xã Tân Lộc ra mắt lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở, gồm 29 lực lượng, phân bố ở 9 ấp; đồng thời triển khai Kế hoạch số 46 của UBND xã về mở cao điểm vận động Nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện. Chúng tôi vừa vận dụng lực lượng an ninh cơ sở, vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ðoàn Thanh niên xã để phát động mô hình”.

Mô hình do Công an xã phát động, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã cùng với Ðoàn Thanh niên phối hợp thực hiện, kinh phí từ nguồn xã hội hoá và một phần trích từ nguồn quỹ của Hội Phụ nữ. Nguồn kinh phí này dùng mua gạo, nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân đến giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện.

Công an, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Xã đoàn tặng quà người dân giao nộp các dụng cụ kích điện.

Công an, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Xã đoàn tặng quà người dân giao nộp các dụng cụ kích điện.

"Tuỳ dụng cụ lớn hay nhỏ, cũ hay mới mà một suất hỗ trợ là 10 kg gạo, 1 thùng mì và 2 lít dầu ăn, hoặc 5 kg gạo và 2 lít dầu ăn. Phần quà giá trị không lớn nhưng phần nào cũng giúp được bà con trong lúc khó khăn, chưa tìm được nguồn thu nhập mới. Ðến thời điểm hiện tại, hội đã phổ biến đến tất cả hội viên phụ nữ, để từ đó mỗi chị em là một tuyên truyền viên đến người thân để chung tay ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng khai thác thuỷ sản nội đồng theo hình thức tận diệt, chủ động mang dụng cụ giao nộp”, chị Lê Thị Diễm My, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, chia sẻ.

Là một trong những hộ dân chủ động mang dụng cụ kích điện đến trụ sở công an giao nộp, ông Hữu Xà Rinh, Ấp 7, cho biết: “Khi được lực lượng chức năng đến nhà tuyên truyền, vận động, tôi thấy mình sử dụng công cụ kích điện là sai, mặc dù trước giờ tôi chỉ xiệt cá để cải thiện bữa ăn chứ không khai thác để bán. Vì tôi hiểu tác hại của nó, sau khi xiệt thì cá nhỏ, cá lớn đều bị ảnh hưởng, không thể sinh sản, lâu dần sẽ bị cạn kiệt NLTS. Mặt khác, nếu không giao nộp thì ký cam kết không sử dụng dụng cụ này với bất cứ hình thức nào, nếu không thì sẽ bị phạt tiền, nên tôi quyết định giao nộp”.

Ông Rinh thu nhập chủ yếu từ nghề làm thợ hồ, cuộc sống bấp bênh, hiện đang nuôi một đứa con học đại học và một đứa lớp 10. Vợ ông mang trong người căn bệnh xương khớp nhưng cũng đi nhổ năn bán hằng ngày để phụ giúp chồng. Ông Rinh bộc bạch: “Nhận được phần quà là 10 kg gạo, thùng mì và 2 lít dầu ăn, tôi rất mừng. Lúc này mưa gió quá, công việc làm hồ của tôi cũng gặp khó khăn. Nhờ phần quà này giúp gia đình tôi đỡ phần nào chi phí sinh hoạt”.

Kết hợp với tuyên truyền, vận động, tặng quà, chỉ qua 2 ngày phát động, đến ngày 23/8, tại trụ sở công an, người dân trên địa bàn xã đã chủ động đến giao nộp 31 bộ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện, trong đó có súng hơi, súng tự chế, súng quân dụng và đa phần là dụng cụ tự chế như: bình, dụng cụ kích điện dùng để xiệt cá.

Tính đến nay, Công an xã Tân Lộc đã nhận được 31 bộ dụng cụ, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện.

Tính đến nay, Công an xã Tân Lộc đã nhận được 31 bộ dụng cụ, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện.

Anh Nguyễn Văn Lèo, Phó bí thư Xã đoàn, chia sẻ: “Thực hiện Kế hoạch số 09 của Ban Thường vụ Huyện đoàn về việc tuyên truyền thực hiện các hoạt động ngăn chặn khai thác NLTS có tính chất huỷ diệt trên địa bàn huyện, Xã đoàn đã triển khai cho tất cả đoàn viên ký cam kết không khai thác, đánh bắt NLTS bằng hình thức huỷ diệt; không tàng trữ, mua bán vật liệu nổ, không vi phạm các hình thức khai thác thuỷ sản khác mà pháp luật nghiêm cấm; chủ động tố giác hành vi vi phạm”.

Cao điểm vận động Nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện được chia thành 2 đợt. Ðợt 1 từ ngày 19/8-19/9, trong đợt này sẽ huy động tối đa các lực lượng, tổ chức tuyên truyền, vận động đến toàn thể Nhân dân. Ðợt 2 từ ngày 20/9-20/10, sẽ quyết liệt các giải pháp để vận động thu hồi triệt để số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ kích điện... tồn đọng.

Việc thực hiện đợt cao điểm này sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dụng cụ kích điện. Sử dụng đồng bộ các biện pháp để chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện; làm tốt công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, dụng cụ kích điện.

Các lực lượng đã triển khai dán số điện thoại đường dây nóng tại các khu tập trung đông người, điểm dễ thấy để người dân kịp thời tố giác đối tượng vi phạm.

Trung tá Cường chia sẻ: "Hiện các lực lượng ở cơ sở đang triển khai in ấn các tờ rơi, treo băng rôn tại các khu dân cư, chợ; dán các số điện thoại đường dây nóng của trưởng công an, trưởng ấp, tổ trưởng các tổ an ninh ấp để người dân kịp thời tố giác đối tượng vi phạm. Ðặc biệt, áp dụng nghiêm Nghị định số 42/2019/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; quyết liệt trong việc khôi phục, bảo vệ NLTS theo tinh thần Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ”.

Tại Ðiều 28, Nghị định số 42/2019/NÐ-CP nêu rõ việc xử lý vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thuỷ sản: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thuỷ sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá; phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thuỷ sản.

 

Kim Cương

 

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Cùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương chức năng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, đạt kết quả khả quan.

Quyết tâm bảo vệ nguồn lợi cá đồng

“Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh, địa phương đã ra quân quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Ðặc biệt, các đoàn thể giữ vai trò nòng cốt, công an là chủ công. Xã đã xây dựng văn bản, kế hoạch phát động phong trào thi đua, làm sao nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ nguồn lợi cá đồng là chính, chứ không phải xử phạt là chính”, ông Trần Hữu Trí, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết.

Mở cao điểm chống khai thác IUU

Quyết liệt chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cũng như chuẩn bị làm việc với Ðoàn Thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), trong tháng 9, tỉnh Cà Mau mở đợt cao điểm chống khai thác IUU trên địa bàn. Trong đó, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ số hoá từng phương tiện thuộc nhóm nguy cơ cao; đăng ký, đăng kiểm tàu cá, kể cả tàu “3 không”, tàu hết hạn đăng kiểm, hết hạn giấy phép. Xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm hình sự, vi phạm hành chính liên quan đến IUU.

Xử lý nghiêm khai thác huỷ diệt

Thời gian qua, công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước tăng cường tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm hành vi dùng xung kích điện khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt nhằm tái tạo và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trong môi trường tự nhiên.

Cách hay bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðổi dụng cụ kích điện, vũ khí, công cụ tự chế, súng hơi, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để nhận gạo, nhu yếu phẩm, là cách làm của Công an xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Việc làm này vừa hỗ trợ những hộ dân có điều kiện vượt qua khó khăn để tìm việc làm ổn định, vừa thu hồi được các dụng cụ kích điện (xiệt cá), nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng.

Tuổi trẻ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, hội viên, thanh niên cùng tham gia ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính chất huỷ diệt, nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển NLTS.

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Người dân cùng hành động

Ðể người dân nhận thức sâu sắc hơn về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS), chống khai thác tận diệt, Huyện uỷ Năm Căn chỉ đạo các địa phương, đồn biên phòng ra quân, phát động giao nộp thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt và lồng ghép tuyên truyền để người dân nắm rõ thông tin về Nghị quyết 04/2024/NQ-HÐTP (Nghị quyết 04). Ðây là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản. Từ đó để người dân nắm rõ và cùng thực hiện.

Tuân thủ quy định về IUU: Bảo vệ mình, bảo vệ nghề

Ðã có nhiều chuyển biến, nhất là ý thức của người dân, liên quan đến hoạt động chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được khắc phục, để không chỉ gỡ được thẻ vàng của Uỷ ban Châu Âu (EC), mà quan trọng hơn hết là vì mục tiêu phát triển nghề cá bền vững.