ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:37:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải cách hành chính trong Ðảng

Báo Cà Mau Cùng với cải cách hành chính (CCHC) trong chính quyền, CCHC trong Ðảng là nhiệm vụ quan trọng, được tỉnh Cà Mau tập trung triển khai với nhiều giải pháp và đạt kết quả nổi bật, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và toàn xã hội.

Công tác CCHC trong Ðảng được Thường trực Tỉnh uỷ và cấp uỷ các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đạt kết quả nổi bật: Việc xây dựng và ban hành văn bản lãnh đạo của đảng từng bước được chuẩn hoá, góp phần cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Ðảng; hoạt động lãnh đạo của Ðảng đối với chính quyền được đổi mới, hiệu quả; thủ tục hành chính được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện cho cán bộ, đảng viên; đổi mới, cụ thể hoá các thủ tục về công tác cán bộ của các cấp uỷ và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Ðảng.

Ðiểm nhấn là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự đổi mới công tác lãnh đạo của Ðảng; khai thác thông tin nhanh, chính xác, đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ.

100% hội nghị quán triệt, triển khai nghị quyết, các văn bản của Trung ương, của Tỉnh uỷ đều được tổ chức trực tuyến đến đảng uỷ xã, phường, thị trấn.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ; trao đổi, xử lý thông tin trên hạ tầng mạng để rút ngắn thời gian, giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong các cơ quan đảng. Ðầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm tích hợp dữ liệu Tỉnh uỷ; đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT các cơ quan đảng đảm bảo hoạt động ổn định; kết nối mạng với các cơ quan chuyên trách, tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ, các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc vào mạng thông tin diện rộng của Ðảng; triển khai các phần mềm ứng dụng thống nhất các cơ quan, tổ chức đảng bảo đảm an toàn, an ninh hạ tầng mạng.

Cùng với đó là đổi mới hình thức học tập, quán triệt, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị theo hướng vừa trực tiếp, vừa trực tuyến. Năm 2021, Thường trực Tỉnh uỷ cho chủ trương triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến trong các cơ quan đảng từ tỉnh đến cấp xã. Ðến nay, các phòng họp trực tuyến trong các cơ quan đảng từ cấp tỉnh đến cấp huyện và 101 đảng uỷ xã, phường, thị trấn được tổ chức họp thường xuyên và đi vào nền nếp. Hệ thống họp trực tuyến đã được triển khai, mở rộng đến các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang (Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, mở rộng đến các đồn biên phòng trong tỉnh). Từ đó, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, góp phần sớm đưa nghị quyết của Ðảng đi vào cuộc sống.

Việc sử dụng các phần mềm gửi, nhận văn bản trong nội bộ đảng được sử dụng thường xuyên, hệ thống mạng nội bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện được thông suốt, hệ thống mail người dùng (Lotus notes, Internet) và cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh. Việc gửi, nhận văn bản giữa cơ quan, tổ chức đảng với cơ quan Nhà nước được thống nhất sử dụng phần mềm iOffice (thay phần mềm VIC) dùng chung cho toàn tỉnh. Việc ứng dụng CNTT giữa cơ quan Ðảng và cơ quan Nhà nước được liên thông, rất thuận tiện trong quá trình gửi, nhận và xử lý văn bản.

 Mô hình dân vận khéo “Phần mềm tiếp nhận xử lý đơn trực tuyến” của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh góp phần đổi mới và nâng cao hơn chất lượng công tác.

Ngày 13/6/2017, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 350-QÐ/TU về thành lập Cổng thông tin điện tử của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh và 15 trang thông tin thành phần gồm các ban đảng Tỉnh uỷ, các huyện uỷ, thành uỷ và Ðảng uỷ Dân Chính Ðảng. Ở mỗi cơ quan có cổng, trang thông tin điện tử đều thành lập ban biên tập, có quy chế chi tiêu, quy chế hoạt động; thường xuyên cập nhật, duy trì hoạt động, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin phục vụ cán bộ, công chức và Nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng.

Qua hơn 5 năm hoạt động, cổng, trang thông tin điện tử đã phát huy hiệu quả thiết thực và năm 2023 đã triển khai nâng cấp cổng, trang lên phiên bản mới để đảm bảo tính bảo mật và an ninh mạng. Ngoài việc đưa những hình ảnh, video, thông tin sự kiện, các hoạt động của lãnh đạo địa phương, cổng, trang thông tin cũng là kênh để đăng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản hội nghị... của Trung ương và cấp uỷ các cấp, tạo thuận lợi cho người đọc và tải về.

Hiện nay, tỉnh có 2 trung tâm điều khiển hệ thống họp trực tuyến được đặt tại Văn phòng Tỉnh uỷ và Văn phòng UBND tỉnh, đủ điều kiện đấu nối từ Trung ương với cấp tỉnh, huyện, xã hoặc luân phiên điều khiển toàn bộ các điểm cầu trong tỉnh, đảm bảo tính chất dự phòng. Hệ thống hội nghị trực tuyến của Tỉnh uỷ được đầu tư thiết bị điều khiển đa điểm và thiết bị đầu cuối chuyên dụng từ tỉnh đến các huyện uỷ, thành uỷ.

Hệ thống hội nghị trực tuyến của Tỉnh uỷ được đầu tư thiết bị điều khiển đa điểm và thiết bị đầu cuối chuyên dụng từ tỉnh đến các huyện uỷ, thành uỷ.

Ðồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, nhấn mạnh, để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác CCHC trong Ðảng phù hợp với tình hình mới, tỉnh Cà Mau tiếp tục đầu tư, nâng cấp trang thiết bị làm việc của các cơ quan Ðảng, nhất là cấp cơ sở; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XIII “về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”./.

 

Mộng Thường

 

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.