ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 18:10:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải cách toàn diện để đột phá

Báo Cà Mau (CMO) Xét về thứ hạng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Cà Mau đứng thứ 8/13 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2016-2020, Cà Mau tụt hạng xuống vị trí cuối bảng, kéo theo cả giai đoạn 2011-2020 đứng 13/13 tỉnh, thành trong vùng. Ðiều này cho thấy, tăng trưởng của tỉnh đã thật sự tụt hậu so với cả vùng trong thời gian dài, cần có định hướng chiến lược, mang tính đột phá để bật dậy.

Dưới góc nhìn đặc thù, Cà Mau là một tỉnh có xuất phát điểm thấp. Cơ cấu ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao thì tiến trình chuyển dịch cơ cấu thông thường sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn, tuy nhiên, trong thực tế, tốc độ chuyển dịch cơ cấu của tỉnh khá thấp. Nguyên nhân là tỉnh chưa khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm, năng lượng tái tạo.

Cụ thể, dù trong giai đoạn 2011-2020, cơ cấu kinh tế của tỉnh Cà Mau có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của khu vực ngư - nông - lâm nghiệp trong GRDP nhưng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm, cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chuyển dịch không đáng kể, chiếm 33,4% năm 2020, giảm 1% so với năm 2010 (vùng ÐBSCL giảm 10,4% và cả nước giảm 3,5%). Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 40,7% năm 2010 còn 30,8% năm 2020, giảm 9,9% (vùng tăng 6%; cả nước tăng 1,6%). Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 23,2% năm 2010 lên 31,8% năm 2020, tăng 8,6% (vùng tăng 3,5%; cả nước tăng 4,7%).

Nhận diện khó khăn, tạo tiền đề và nền tảng vững chắc với quyết tâm đột phá để phát triển, Cà Mau tiến hành cải cách toàn diện. Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được kỳ họp thứ 10, HÐND tỉnh khoá X quyết nghị thông qua, đã bao trùm, hướng tầm nhìn chiến lược tăng trưởng cao theo xu thế toàn vùng ÐBSCL và cả nước.

Hạ tầng giao thông được xem là đòn bẩy để Cà Mau bứt phá, phát triển nhanh và bền vững. Hiện trên địa bàn đang triển khai hàng loạt công trình giao thông trọng điểm mang tính liên kết. (Trong ảnh: Công trình xây dựng cầu trên tuyến nâng cấp, mở rộng và xây mới tuyến đường Ðầm Dơi - TP Cà Mau).

Theo đó, mục tiêu đến năm 2023 tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để Cà Mau phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, gắn với tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số. Xây dựng Cà Mau trở thành địa phương mạnh về biển, phát triển đột phá các ngành kinh tế biển, nhất là kinh tế thuỷ sản, du lịch, năng lượng tái tạo, hàng hải; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi với các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế. Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; các lĩnh vực văn hoá - xã hội phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút các nguồn lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Một số cột mốc quan trọng quyết tâm đạt được, như tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt trên 7,5%/năm; quy mô GRDP năm 2030 gấp 2-2,5 lần so với năm 2020; cơ cấu kinh tế với khu vực ngư - nông - lâm nghiệp chiếm khoảng 23%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 36,5%, dịch vụ chiếm khoảng 37%; GRDP bình quân đầu người đạt trên 146 triệu đồng/năm.

Với tầm nhìn đến 2050, Cà Mau sẽ là tỉnh phát triển, xã hội văn minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kinh tế Cà Mau phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, có năng suất lao động cao gắn với phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp mang bản sắc của con người Cà Mau nghĩa tình, thân thiện, mến khách. Môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ, bảo tồn. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng thông minh, sinh thái; không gian nông thôn hiện đại, văn minh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng số phát triển đồng bộ, hiện đại. Chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Nhận diện khó khăn từ đặc thù địa phương, phát triển hạ tầng kinh tế, trước tiên là hạ tầng giao thông được Cà Mau đặc biệt quan tâm. Theo đó, địa phương tập trung cho phát triển bền vững kinh tế biển gắn với khai thác hiệu quả Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu Kinh tế Năm Căn. Ðầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (đường cao tốc, đường ven biển, cảng biển, cảng hàng không), hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch, hạ tầng hệ thống thuỷ lợi, đê điều, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ðiểm nhấn quan trọng của quy hoạch tổng thể, mang tầm nhìn chiến lược, lần này là xoáy sâu vào các trục kinh tế phát triển. Ðó là hình thành và phát triển 2 hành lang kinh tế, theo hướng Bắc - Nam (TP Cà Mau - Cái Nước - Năm Căn - Ðất Mũi) và hướng Ðông - Tây (Tân Thuận - Sông Ðốc). Theo đó, dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường bộ trục ngang, đường ven biển, kết nối cảng biển, cảng hàng không, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và gắn với các đô thị, các trục liên kết phát triển và các cực tăng trưởng, đồng thời kết nối với hành lang ven biển phía Nam của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau và cả vùng ÐBSCL.

Với lợi thế đô thị ven biển, thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) được định hướng là trung tâm cực tăng trưởng ven biển Tây.

Cùng với đó là hình thành 3 vùng kinh tế và 5 cực tăng trưởng, gồm: Vùng phát triển dịch vụ - đô thị - công nghiệp trung tâm (với cực tăng trưởng là TP Cà Mau); Vùng phát triển đô thị - công nghiệp - kinh tế ngư, nông, lâm nghiệp ven biển Tây (với cực tăng trưởng là đô thị Sông Ðốc) và Vùng phát triển công nghiệp - đô thị - kinh tế ngư, nông, lâm nghiệp ven biển Ðông (với các cực tăng trưởng là đô thị Năm Căn - Khu Kinh tế Năm Căn, đô thị Tân Thuận và đô thị Ðất Mũi - Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai).

Trên cơ sở “Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” vừa được kỳ họp thứ 10, HÐND tỉnh khoá X thông qua, với định hướng phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, nổi trội và riêng biệt, sẽ là điều kiện, nền tảng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau nhanh, bền vững và toàn diện./.

 

Trần Nguyên

 

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.