ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 11:27:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cái kết đau lòng từ điện chia hơi

Báo Cà Mau (CMO) “Chỉ cách 50 ngày thôi mà ở đây xảy ra 2 cái chết thương tâm vì điện. Mọi người vẫn hiểu, vẫn biết điện chia hơi không an toàn, có thể gây nguy hiểm tính mạng, nhưng vì nhu cầu cuộc sống, buộc lòng họ phải nhắm mắt đưa chân”. Đó là tâm sự, nỗi lòng của bà Trần Thị Bình, Phó trưởng ấp Nhà Thính B, xã Đông Thới, huyện Cái Nước - nơi tỷ lệ điện chia hơi chiếm tới 60%.

Đường đến Đông Thới là con lộ bê-tông rộng rãi. Nhìn bên ngoài có vẻ cuộc sống cũng ấm no, nhưng đi sâu bên trong mới chứng kiến hết những cảnh éo le về điện. Dây điện từ đồng hồ tổng len lỏi qua hơn 2 cây số đến 36 hộ ở ấp Nhà Thính B và một phần của ấp Khánh Tư. Đáng nói hơn, đường dây này đã sử dụng 5-6 năm qua, được người dân mua lại của người đã chia hơi trước đó. Dây cũ, co kéo, móc nối dài lê thê đã gây ra những cái chết đau lòng.

Những cái kết đắng lòng

Bà Lê Thị Duyên, mẹ vợ của anh Bùi Văn Tặng, ôm hai đứa cháu trong lòng, kể lại trong nước mắt: “Hôm đó trời mưa, sợi dây điện kéo qua nhà bất chợt đứt rớt xuống sông. Thấy vậy thằng Tặng chạy đi cúp cầu dao, cách nhà gần 1 cây số để sửa. Trong lúc sửa điện có ai đó kéo cầu dao lên làm thằng Tặng bị điện giật chết tại chỗ. Do cầu dao điện mắc khá xa, đến khi cúp điện được thì mặt mày nó đã biến dạng rồi”.

Nỗi đau thương, cảnh tang tóc bao trùm lên ngôi nhà giờ chỉ còn người vợ trẻ và 2 đứa con nhỏ dại. Người dân trong xóm chưa hết bàng hoàng thì chỉ 50 ngày sau, tại ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, cách đó không xa, lại xảy ra tai nạn điện làm chết anh Trần Văn Mãi. Được biết, do dây điện bị đứt, anh Mãi ngắt điện để nối lại, đường trơn làm anh té ngã, tay quơ trúng đường điện kế bên khiến anh chết tại chỗ.

“Đó chỉ là 2 trong nhiều vụ tai nạn điện thương tâm xảy ra trên địa bàn huyện từ đầu năm đến nay. Vẫn biết chuyện điện chia hơi mất an toàn, nhưng do nhu cầu cuộc sống nên không cấm được. Hằng ngày cơ quan chức năng vẫn tuyên truyền lồng ghép, kết hợp điện lực kiểm tra, thậm chí răn đe cắt điện nhưng không ngăn được”, bà Trần Thị Bình thở dài.

Xã Đông Thới có 1.886 hộ, trong đó 294 hộ sử dụng điện chia hơi. Xã còn đến 10 tuyến chưa có điện lưới quốc gia đi qua nhưng chỉ có 13 hộ dân không có điện, đủ thấy tình hình điện chia hơi tại đây nghiêm trọng đến mức nào.

Ông Trần Ngọc Đảm, Phó chủ tịch UBND xã Đông Thới, trần tình: “Hiện nay xã có tới 99,31% hộ sử dụng điện. Con số thống kê nhìn thì rất đẹp, nhưng thực tế vấn đề điện chia hơi ở đây còn rất nhiêu khê”.

Mong ước có điện

Kinh Bảy Biện, thuộc ấp Nhà Thính B, xã Đông Thới, do không phải là trục chính nên 9 hộ dân sống ở tuyến kinh này vẫn chưa được đầu tư điện, đường, mọi sinh hoạt đều nhờ vào chiếc xuồng nhỏ. Cuộc sống bấp bênh, chủ yếu bằng nghề mò sò, làm mướn. Tội nhất vẫn là mấy đứa nhỏ phải học trong cảnh đèn dầu, cuộc sống quá khó khăn, vất vả.

Không thể kéo điện, cũng không được chia hơi, các con chị Lê Thị Thuỷ, ấp Nhà Thính B, xã Đông Thới phải học bài với đèn dầu leo lét.

Chị Lê Thị Thuỷ, ấp Nhà Thính B, xã Đông Thới, than: “Đã 26 năm rồi bà con nơi đây phải sống cảnh tối tăm như thế này. Lúc đầu mới ra riêng nghèo quá, không có tiền hùn chia hơi, giờ có chút đỉnh xin chia hơi không được vì đường dây kéo dài quá rồi. Nếu chia nữa điện sẽ yếu, không xài được nên phải tiếp tục chịu cảnh đèn dầu”.

2 đứa con chị, đứa lớp 3, đứa lên lớp 5, hằng ngày vượt quãng đường khá xa để đến lớp, rồi tối về phải cặm cụi bên ánh đèn dầu mò mẫm từng con chữ. Bé Trương Trúc Ni, lớp 3, hồn nhiên: “Thường con lội bộ đi học, có khi đi nhờ xe bạn. Con chỉ ước có điện để học bài và xem tivi, không phải đi xem ké nữa”./.

Hồng Nhung

Theo thống kê của Sở Công thương, trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 37 vụ tai nạn điện, làm chết 30 người và bị thương 7 người. Trong đó, bất cẩn khi sử dụng điện nuôi tôm công nghiệp 9 vụ; sử dụng điện bẫy chuột 1 vụ; sử dụng điện trong thi công 3 vụ; sử dụng điện chia hơi 18 vụ và vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao thế 6 vụ. Đứng đầu trên địa bàn tỉnh về số vụ tai nạn về điện là huyện Cái Nước. Tính đến tháng 9/2017, trên địa bàn huyện đã xảy ra 12 vụ tai nạn điện, làm chết 11 người và bị thương 1 người, trong khi cả năm 2016, toàn huyện chỉ xảy ra 3 vụ tai nạn điện.

 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).