ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 16:59:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần điều chỉnh giấy đi đường hợp lý

Báo Cà Mau (CMO) Đang nấu bữa cơm cho gia đình thì hết gas, tôi gọi điện kêu ở cửa hàng gas quen thuộc. Ðầu dây bên kia bảo: “Chị thông cảm đợi, tụi em xin giấy đi đường”. Vậy là cứ nhấp nha nhấp nhổm ra vào trông đợi. Mãi đến gần 2 tiếng đồng hồ sau mới có gas để nấu tiếp.

Hỏi sao lâu, anh giao gas bảo, mỗi bình gas giao cho khách phải lên phường xin 1 giấy đi đường. Ðể rõ hơn việc này, tôi gặp anh H (chủ cửa hàng gas - anh yêu cầu không nêu tên và địa chỉ). Anh H bảo, mỗi giấy đi đường đều thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” theo quy định. Giao xong 1 bình gas thì giấy đó không còn giá trị.

Gas là mặt hàng thiết yếu, có mặt hầu khắp các gia đình.

Vậy là mỗi lần khách kêu gas, anh lại chạy lên phường xin giấy mới (kèm theo giấy xét nghiệm cho người giao hàng còn hiệu lực). “Nhưng đâu phải xin là được liền, có khi đông người phải chờ đợi khá lâu. Vì vậy, cả ngày giao chẳng được bao nhiêu bình. Những khách ở các nơi xa, như Hoà Thành, Hoà Trung… chúng tôi đành bỏ. Biết là sau này sẽ mất mối, nhưng không còn cách nào khác”, anh H trần tình.

Anh H cũng cho biết thêm, từ sau ngày 15/9, theo quy định, chỉ xin giấy đi đường qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và sử dụng giấy đi đường quét mã QR Code. Tuy nhiên, hệ thống quá tải, có khi phải chờ đợi đến 3-4 tiếng mới xin được 1 giấy đi giao 1 bình gas. Trước thực tế trên, phường đã linh động duy trì cấp song hành giấy trực tiếp và qua hệ thống và anh chọn cách xin giấy trực tiếp.

Tìm hiểu thêm một số cửa hàng gas khác, tôi cũng nhận được thông tin tương tự. Anh T, chủ một cửa hàng gas cho biết, thay vì mỗi giấy 1 bình gas, trên cung đường đó, anh xin giấy sử dụng cho cả ngày (trên các giấy đều có ghi khung giờ). Nếu khách hàng gọi gas trên cùng cung đường thì có sẵn giấy, đỡ phải đi xin thêm. Tuy vậy, khách hàng ở rất nhiều nơi, nhiều tuyến đường nên anh cũng phải hàng ngày lên phường xin giấy hàng chục lượt. Và cũng phải từ chối rất nhiều mối do xa, do không chở kịp.

Tương tự gas, việc vận chuyển nước đóng chai (những mặt hàng thiết yếu được phép hoạt động) cũng chung tình cảnh như thế. Thiệt cho người giao gas, giao nước là một chuyện, tuy nhiên, khỏi phải nói cũng biết người dùng gặp khó khăn thế nào.

Anh H đề xuất: “Chúng tôi đi giao gas thì hiển nhiên có chở bình gas, nhìn vào ai cũng biết. Ðây là mặt hàng thiết yếu, nên tôi có đề xuất, cần điều chỉnh cấp cho chúng tôi mỗi giấy đi đường sử dụng được trong 1 ngày và lưu thông được tất cả các tuyến trên địa bàn, chứ không quy định bắt buộc về cung đường (trừ ngoài huyện, thành phố). Thậm chí, 1 giấy đi đường sử dụng được cho 3 ngày (tương đương hiệu lực giấy xét nghiệm). Chứ duy trì quy định này, thật khó. Tôi được biết, đã có một số cửa hàng dừng hoạt động vì không kham nổi”.

“Dịch bệnh ảnh hưởng chung, việc làm ăn của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng, chúng tôi rất có ý thức phòng, chống dịch. Chúng tôi có quy định đối với nhân viên là mỗi lần đi giao gas đều mang theo chai nước sát khuẩn. Tới điểm giao gas, yêu cầu khách đứng xa, lắp bình xong phải sát khuẩn tay, bình gas, những chỗ tay mình đụng tới. Tiền cũng được xịt sát khuẩn khi giao nhận. Ðiều chúng tôi mong muốn, tỉnh cần xem xét, điều chỉnh giấy đi đường phù hợp hơn để vừa chống dịch, vừa đảm bảo không ách tắc những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống”.

Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhất là trên địa bàn TP Cà Mau, việc đi lại của người dân phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch là điều phải làm. Tuy nhiên, tỉnh cần xem xét và có các quy định sao cho phù hợp, sát với những nhóm công việc cụ thể, để vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo tương đối trong duy trì hoạt động sản xuất, tạo công ăn việc làm để ổn định lâu dài.

Cũng nhân tiện chuyện giấy đi đường, tôi có đề xuất, với những người ở huyện, TP Cà Mau mà trồng lúa, nuôi tôm, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm... (nói chung là sản xuất cá thể, hộ gia đình) ở khác địa bàn, thì cũng nên cấp giấy đi đường trong 3 ngày theo hiệu lực giấy xét nghiệm. Ðã qua, mỗi ngày họ muốn đi sản xuất phải xin 1 tờ giấy đi đường. Vì thời gian xin giấy lâu nên tới nơi sản xuất đã mất cả nửa ngày. Loay hoay vài tiếng đồng hồ lại phải về theo khung giờ quy định. Hôm sau cũng lại thế. Trong khi công việc trồng trọt, chăn nuôi… đòi hỏi họ phải làm rất nhiều việc và nhiều thời gian.

Nhân tiện, cũng từ thực tế tôi có đề xuất, tỉnh nên thành lập một vài đội xe dịch vụ đặc biệt để phục vụ việc đưa người đi cấp cứu, sản phụ đi sinh, rước người xuất viện, thậm chí đưa thi thể người mất về gia đình... Những đội xe này được kêu gọi sự tham gia từ các hãng taxi, và dĩ nhiên phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch. Ðã qua, có rất nhiều trường hợp cần đi cấp cứu, sinh nở… mà không biết xoay xở đường nào. Xe cấp cứu bệnh viện thì không thể nào kham hết nổi. Thậm chí, có trường hợp người mất vào lúc gần nửa đêm, gia đình không biết làm cách nào để đưa thi thể về nhà. Dịch bệnh đã khổ, người thân mất đã đau buồn, lại lâm vào tình cảnh như thế thì thật xót xa, bi đát./.

 

Huyền Anh

 

Liên kết hữu ích

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Sức bật đô thị cực Nam

TP Cà Mau, trung tâm tỉnh lỵ đang chuyển mình mạnh mẽ. Từ những nghị quyết, định hướng mang tính chiến lược, đúng đắn của Ðảng bộ thành phố, diện mạo đô thị cực Nam ngày càng tươi mới với nhiều niềm tin, khát vọng.

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Gắn kết, nhân sức mạnh cộng đồng người xa quê

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cuộc gặp gỡ nhân buổi họp mặt đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP Cần Thơ diễn ra ý nghĩa và đầy xúc động. Đây không chỉ là dịp để mọi người ôn lại kỷ niệm, mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, đặc biệt là những người con xa quê lâu nay. Chắc chắn rằng, mỗi cuộc hội ngộ như vầy đều mang theo những ký ức, niềm vui và cả những nỗi nhớ không thể nào quên…

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.