ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 22-2-25 11:04:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần phương án bảo vệ vùng ngọt hoá

Báo Cà Mau Cà Mau là tỉnh duy nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long không có nguồn nước ngọt bổ sung vào mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn đang là vấn đề ngày càng trở nên cấp bách, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân trong vùng ngọt hoá ở các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và TP Cà Mau.

Ông Trịnh Xuân Hưng, Giám đốc Ðài Khí tượng thuỷ văn Cà Mau, cho biết: "Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn khu vực ở mức xấp xỉ đến cao hơn cùng kỳ năm 2024. Ðộ mặn đo được tại trạm Sông Ðốc trên sông Ông Ðốc hiện là 31.6‰, so với cùng kỳ năm 2024 cao hơn 2.7‰; tại trạm Thới Bình trên kênh Chắc Băng 22.1‰; độ mặn cao nhất tại trạm Cà Mau ở mức 23.4‰, cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 là 0.9‰".

Chiều sâu ranh mặn 4‰, xâm nhập sâu vào sông Ông Đốc khoảng 60-65 km.

Chiều sâu ranh mặn 4‰, xâm nhập sâu vào sông Ông Đốc khoảng 60-65 km.

Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng dần và khả năng xâm nhập sâu hơn vào những vùng ngọt hoá (U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau). Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính: Phạm vi xâm nhập mặn trên sông Gành Hào khoảng 60-70 km, trên sông Ông Ðốc khoảng 60-65 km, trên kênh Chắc Băng khoảng 65-70 km. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai xâm nhập mặn ở cấp độ 1.

Ông Trịnh Xuân Hưng khuyến cáo: “Thời gian tới, độ mặn tại các điểm đo có xu hướng tăng dần và khả năng xâm nhập sâu hơn vào vùng ngọt hoá trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, các địa phương cần có phương án bảo vệ vùng ngọt hoá và dự trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân trong các tháng mùa khô còn lại của năm 2025”.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết: "Ðể bảo vệ sản xuất, tỉnh đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Trong đó, đặc biệt chú trọng đầu tư khép kín các tiểu vùng và các ô thuỷ lợi ở Tiểu vùng II và III Bắc Cà Mau thuộc 2 huyện: Trần Văn Thời và U Minh. Cùng với đó là hệ thống đê bao, cống ngăn mặn, giữ ngọt hiện nay sẵn sàng ứng phó khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt có thể xảy ra".

Cùng với hệ thống đê bao, toàn tỉnh có 214 cống thuỷ lợi và 25 trạm bơm điều tiết nước, sẵn sàng ứng phó khi ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt có thể xảy ra.

Cùng với hệ thống đê bao, toàn tỉnh có 214 cống thuỷ lợi và 25 trạm bơm điều tiết nước, sẵn sàng ứng phó khi ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt có thể xảy ra.

Thông thường, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau chỉ xảy ra trong mùa khô và thường bắt đầu từ tháng 1-6, riêng xâm nhập mặn vùng ngọt có thể kéo dài hơn. Khi nước mặn xâm nhập vào đất liền, lượng nước ngọt từ những con sông thượng lưu chảy về hạ lưu giúp trung hoà nước mặn, đồng thời đẩy ngược ra biển. Tuy nhiên, trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa, lại không có nguồn nước ngọt cấp bổ sung, nước sông bị bốc hơi nhanh do nắng nóng. Ðiều này khiến lượng nước ngọt không đủ, làm hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra, xâm nhập ngày càng sâu vào nội đồng.

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, TP Cà Mau tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh. Ðặc biệt, tiếp tục theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn của cơ quan chức năng, kịp thời thông tin, tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, tổ chức có liên quan chủ động thực hiện các giải pháp phòng tránh, ứng phó. Ðồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh (Phương án số 01/PA-BcH ngày 2/1/2025).

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn để đánh giá, dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt hoá. Qua đó, xác định từng vùng, từng khu vực có khả năng bị ảnh hưởng, để tham mưu đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, khu vực; ưu tiên nhiệm vụ cấp nước, tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt, không để xâm nhập mặn vào vùng ngọt hoá, đảm bảo nước phòng cháy, chữa cháy rừng.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ðài Khí tượng thuỷ văn Cà Mau theo dõi, dự báo sớm tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời cung cấp thông tin đến các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan để chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, không để bị động, bất ngờ.

UBND các huyện, TP Cà Mau xác định nhiệm vụ phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt hoá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, qua đó có giải pháp chỉ đạo thực hiện quyết liệt, để giảm tối đa các thiệt hại. Tăng cường khuyến cáo người dân tổ chức sản xuất đúng lịch mùa vụ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn, để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

 

Trung Ðỉnh

 

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cầu - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chuyển từ ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Hiện mực nước trên các tuyến kênh vùng ngọt hoá đang giảm dần, đánh dấu mùa khô đang bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm. Ðiều này đồng nghĩa với thách thức phòng chống hạn mặn, nhất là bảo vệ, duy trì vùng ngọt, cũng ngày một lớn hơn.

Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

Rừng tràm U Minh Hạ có diện tích lớn, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho hàng chục ngàn hộ dân, mà từ lâu đã trở thành nét đặc trưng khi nhắc đến Cà Mau, bởi nó có vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen, bảo tồn lịch sử văn hoá và cả phục vụ nghiên cứu, tham quan, trải nghiệm, khám phá du lịch… Do đó, việc bảo vệ và quản lý tốt diện tích rừng U Minh Hạ có ý nghĩa vô cùng quan trọng; trong công tác này cũng có không ít khó khăn.

Phát triển đi đôi với bảo vệ

Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thời gian qua được tỉnh Cà Mau dành sự quan tâm đặc biệt, xem đây là một trong các giải pháp hiệu quả, nhằm thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH).

Hành động sớm, giảm thiệt hại

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống và sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra, nhất là khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn.

Thích ứng linh hoạt, sống chung biến đổi khí hậu

Chủ động tiếp cận, linh hoạt thích ứng và sống chung với biến đổi khí hậu (BÐKH), biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó là quan điểm trong mọi hành động ứng phó với BÐKH trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng như ở giai đoạn tiếp theo.

Giúp người dân thích ứng trước biến đổi khí hậu

Khánh Tiến là 1 trong 2 xã ven biển của huyện U Minh, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BÐKH) với các loại hình thiên tai: mưa bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng... ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là những hộ nghèo, khó khăn. Nhằm cải thiện đời sống, cũng như giúp hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã thích ứng tốt với BÐKH, Hội LHPN tỉnh đã triển khai Dự án “Tăng cường sự thích ứng dựa vào cộng đồng với BÐKH vùng ven biển”, giai đoạn 2023-2025 (Dự án).

Hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại

Xây dựng phương án cụ thể; có những chỉ đạo sớm, triển khai kịp thời đến cơ sở, đến người dân; công bố thiên tai khi đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo quy định; huy động nguồn lực từ nguồn ngân sách cho đến nguồn tài trợ... là những giải pháp tỉnh đã triển khai thực hiện nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua.

Nối dài “tường thành” giữ đất

Cà Mau là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi tình trạng xói lở bờ biển. Hơn lúc nào hết, tỉnh cần có những dự án lớn và dài hơi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðể làm được điều này, bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương thì hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực thực hiện để hướng đến xây dựng các công trình bền bỉ, chống chịu trước thiên nhiên.

Sông Ðốc cần hỗ trợ thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai

Ðể chủ động trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) bố trí phương án huy động lực lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhân lực, phương tiện, vật tư, nhiên liệu... tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” và huy động tối đa nguồn lực trong dân khi có thiên tai xảy ra.