ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-11-24 05:53:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần sớm nạo vét cửa biển Rạch Gốc

Báo Cà Mau (CMO) Cửa biển Rạch Gốc vào mỗi con nước có hàng trăm phương tiện khai thác thuỷ sản trong và ngoài tỉnh cập bến. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng bồi lắng diễn ra nhanh, gây khó khăn cho các phương tiện ra vào, nhất là vào những con nước ròng.

Hiện khu vực từ cửa biển Rạch Gốc vào đến Đồn Biên phòng Rạch Gốc, khoảng 2,5 km, đã hình thành nhiều bãi cạn, các phương tiện lớn như cào đôi, câu mực rất khó khăn khi vào Cảng cá Rạch Gốc để trao đổi, mua bán hàng hoá. Đã qua, có nhiều ghe mắc cạn đành đậu hàng giờ để chờ nước lớn. Khi tàu đánh bắt vào cửa biển gặp nước ròng phải thuê vỏ lãi chở cá vào bán cho các vựa nên vừa tốt kém chi phí lại mất thời gian.

Cửa biển Rạch Gốc có hàng trăm phương tiện khai thác thuỷ sản thường xuyên ra vào.

Việc ra vào cửa biển khó khăn nên các chủ phương tiện ngoài tỉnh phải chọn cửa biển lân cận để neo đậu tàu thuyền đảm bảo cho kịp chuyến ra khơi. Ông Trương Thành Dũng, chủ phương tiện khai thác thuỷ sản ở tỉnh Kiên Giang, chia sẻ: “Trước đây tàu của tôi mắc cạn tại cửa Rạch Gốc hàng giờ, phải tốn nhiều nhiên liệu mới đưa được ra khỏi khu vực cạn. Hiện nếu muốn vào Cảng Rạch Gốc phải liên hệ anh em đánh bắt ở địa phương xem để biết là nước ròng hay nước lớn mới điều tàu cập Cảng cá Rạch Gốc. Nếu gặp nước ròng chúng tôi phải chạy sang cửa Sông Đốc, dù tốn kém nhiều nhưng chúng tôi đành chọn giải pháp này”.

Chính vì vậy, số lượng tàu cá ra vào cửa biển giảm dần, kéo theo đó các dịch vụ hậu cần nghề cá chậm phát triển.

Ông Nguyễn Văn Sang, Khóm 6, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Nước cạn nhưng vì nôn nóng ra khơi đánh bắt nên trong năm 2017 đã 2 lần tàu tôi bị hỏng chân vịt. Phải vét 2 lòng lạch cửa Rạch Gốc để thúc đẩy nghề khai thác thuỷ sản và các dịch vụ hậu cần nghề cá”.

Thượng uý Dương Hùng Thanh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Rạch Gốc, cho biết: “Hiện tàu cá không thể cập trạm để kiểm tra, do đó chúng tôi phải dùng vỏ máy, đò dọc để cập mạn tàu. Quá trình kiểm tra, tuyên truyền chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn”.

Ông Huỳnh Thanh Đảm, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, thông tin: “Cửa Rạch Gốc đang bồi lắng rất nhanh. UBND thị trấn Rạch Gốc đã kiến nghị đến ngành chức năng xin chủ trương, vốn để nạo vét nhưng chưa được chấp thuận”.

Để phát huy tiềm năng lợi thế nghề biển và thu hút các phương tiện ngoài tỉnh vào cửa Rạch Gốc trao đổi hàng hoá, thúc đẩy kinh tế phát triển, cửa biển Rạch Gốc cần sớm được nạo vét lòng lạch để phương tiện thuận tiện ra vào./.

Chí Hiểu - Hồng My

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân tin tưởng và hài lòng

Tiếp tục chương trình giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đối với công tác Cải cách hành chính (CCHC) trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 31/10, đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh có buổi làm việc với UBND huyện Năm Căn về công tác này.

Cần đổi mới và cải tiến hơn trong cải cách hành chính lĩnh vực hộ tịch

“Chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Đã qua, chúng ta đã có nhiều chuyển biến, phần nào đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế (HĐND tỉnh), trưởng đoàn công tác HĐND tỉnh, nêu tại buổi khảo sát của HĐND tỉnh về CCHC trên lĩnh vực hộ tịch ở huyện Thới Bình, sáng 31/10. 

Cần giải pháp, sáng kiến tạo đột phá

Ðoàn kiểm tra Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh năm 2024 vừa kiểm tra công tác CCHC tại Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ghi nhận kết quả đạt được và góp ý, chỉ ra nhiều vấn đề cụ thể để công tác này tại các đơn vị đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tạo nền tảng cho chính quyền số

Quyết liệt, kịp thời, thông suốt, là quyết tâm của TP Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC). Ðến nay, địa phương đã hoàn thành 20/23 nhiệm vụ đề ra theo kế hoạch năm, đạt 87%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh áp dụng những giải pháp, sáng kiến mới nhằm tạo bước đột phá trong thực hiện CCHC, phát triển chính quyền điện tử - nền tảng vững chắc hướng tới chính quyền số.

Khánh Hội nâng chất lượng phục vụ

Từ đầu năm đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) được xã Khánh Hội, huyện U Minh, tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện trên các nội dung về cải cách thể chế, cải cách bộ máy hành chính, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước. Ðặc biệt, xã luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

Chú trọng mức độ hài lòng

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và đạt hiệu quả cao. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Hiện đại hoá một cửa

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay Bộ phận Một cửa, được xác định là bộ mặt của chính quyền. Thời gian qua, chính quyền cấp huyện, cấp xã quan tâm, chuẩn hoá Bộ phận Một cửa, góp phần thúc đẩy chỉ số cải cách hành chính (CCHC) ở địa phương.

Nỗ lực giữ thành tích

Năm 2023, huyện U Minh đứng thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) cấp huyện, thành phố. Ðây là năm thứ ba liên tiếp địa phương này đứng ở tốp nhất, nhì về chỉ số CCHC, từ đó thúc đẩy hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn.