ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 11-1-25 18:57:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần sự đồng thuận trong xây dựng văn hoá nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) “Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), văn hoá chỉ có 2 tiêu chí nhưng nó gần như bao hàm cả 17 tiêu chí còn lại. Vì vậy, nếu xã nào đạt chuẩn văn hoá NTM xem như đã tới ngưỡng NTM”, ông Trần Hoàng Nam, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Cái Nước, cho hay.

Văn hoá giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân. Vì vậy, từng thời điểm, giai đoạn, tỉnh ta đều có chủ trương đổi mới công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Và xây dựng đời sống văn hoá NTM là kế thừa, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” với những quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện tại. Thế nên, văn hoá được xem là tiêu chí khó nhưng không đến mức không thể đạt được.

Phát huy công năng trung tâm văn hoá - thể thao

Theo ông Nam, xây dựng trung tâm văn hoá - thể thao xã, nhà văn hoá - khu thể thao ấp đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn, cần có thời gian dài để thực hiện, trong khi đó nguồn ngân sách Nhà nước và việc vận động xã hội hoá đang gặp khó khăn nên việc đầu tư xây dựng trung tâm văn hoá - thể thao xã, nhà văn hoá - khu thể thao ấp đảm bảo đạt theo chuẩn quy định ở huyện Cái Nước còn hạn chế.

Vận động Nhân dân trồng hàng rào cây xanh ở xã Hoà Mỹ.

Bên cạnh đó, các trang thiết bị hoạt động phục vụ cho nhà văn hoá - khu thể thao ấp đa phần chưa có. Trong khi ở một số nơi, tuy có đầu tư xây dựng nhưng đến nay đã xuống cấp, hư hỏng không còn sử dụng được.

Mặt khác, cán bộ phụ trách rrung tâm văn hoá - thể thao huyện, nhà văn hoá ấp chủ yếu là kiêm nhiệm, còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa chủ động trong việc tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức các hoạt động thu hút đông đảo cộng đồng dân cư tham gia sinh hoạt, từ đó chưa phát huy hết hiệu quả, công năng của các thiết chế văn hoá ở cơ sở.

“Phát huy công năng trung tâm văn hoá - thể thao, ngoài nỗ lực của địa phương trong công tác xã hội hoá thì Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh cần xem xét, hỗ trợ cho địa phương về trang thiết bị âm thanh hoặc các dụng cụ thể dục thể thao tập luyện đơn giản để hoạt động, nhất là đối với các xã nằm trong kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn NTM. Đồng thời, tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tổ chức các hoạt động của trung tâm văn hoá - thể thao xã, nhà văn hoá - khu thể thao ấp để nâng chất lượng quản lý cho cán bộ phụ trách công tác này”, ông Nam đề xuất.

Người dân hưởng ứng tích cực

Năm 1995, huyện Cái Nước triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Hơn 20 năm xây dựng và phát triển phong trào, Cái Nước cơ bản tạo được nền tảng văn hoá cơ sở ổn định. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho huyện trong quá trình xây dựng văn hoá NTM.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 24.897/33.172 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá (chiếm trên 75%), trong đó có 17.311 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá từ 3 năm liên tục trở lên (chiếm gần 70%), có 29/93 ấp, khóm đạt danh hiệu ấp văn hoá, khóm văn hoá (chiếm trên 31%).

Bên cạnh đó, phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển, số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ngày càng tăng. Toàn huyện có 43.360/138.638 người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên (đạt trên 31%), số hộ gia đình thể thao 8.458/32.094 hộ (đạt trên 26%). Hiện có 95 câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động thường xuyên.

Ông Nam cho biết: "Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở so với xây dựng văn hoá NTM thực chất chỉ là một, trên cơ sở có sẵn, chỉ cần nâng chất thì đạt yêu cầu. Vì vậy, các tiêu chí về hạ tầng cần kinh phí lớn mới làm được thì các tiêu chí liên quan đến văn hoá không cần nhiều kinh phí và thu được hiệu quả cao nếu biết cách làm và biết vận động Nhân dân hưởng ứng. Thế nên, tập trung nâng cao công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận về trách nhiệm của Đảng, chính quyền và người dân cùng chung tay xây dựng đời sống văn hoá.

Thực tế, qua công tác tuyên truyền vận động, ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt, cụ thể bằng những việc: hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi, đóng góp tiền, ngày công lao động xây dựng lộ nông thôn, xây dựng trường học. Áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế gia đình để nâng cao thu nhập. Phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng cảnh quan môi trường... tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các địa phương với mục đích hướng tới xã NTM và NTM kiểu mẫu đối với các xã đã được công nhận./.

Mỹ Pha

Huyện Cái Nước có 10 xã và thị trấn, trong đó có 2 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo Nghị quyết Huyện uỷ Cái Nước, trong năm 2017 sẽ xây dựng xã Hoà Mỹ đạt chuẩn NTM và năm 2018 là xây dựng xã Đông Thới đạt chuẩn NTM. Tính đến thời điểm này, Hoà Mỹ đạt 14/18 tiêu chí (không thực hiện tiêu chí chợ).

 

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.