ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 16:40:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần tạo điểm nhấn cho ngày hội toàn dân

Báo Cà Mau (CMO) Những năm gần đây, ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được tổ chức rộng khắp, dần trở thành ngày hội thực sự của Nhân dân. Đây là hình thức sinh hoạt cộng đồng với rất nhiều ưu điểm, giàu giá trị thực tiễn và nắm bắt đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân. Thế nhưng, cũng vì mỗi nơi làm một kiểu, “tuỳ tình hình thực tế”, cho nên cũng chưa có những quy chuẩn cụ thể và chưa tạo nên những điểm nhấn thực sự để nâng cao chất lượng của ngày hội.

Đâu đó vẫn còn tình trạng coi ngày hội như một “tiệc vui” mà quên đi tính chất nhân văn, cộng đồng; hoặc nặng nề quá về nội dung bình xét, khen thưởng mà coi nhẹ việc nhân lên niềm tin, sự lạc quan và dịp vui chung của bà con.

Từng nhiều lần cùng bà con khắp nơi trong tỉnh tham dự ngày hội, mới thấy đây là dịp mà ai ai cũng cảm thấy hào hứng, phấn chấn. Đa phần các khóm, ấp đều tổ chức theo kiểu “cây nhà, lá vườn”, cộng đồng trách nhiệm để có được một ngày gặp gỡ đầy đủ cả về tinh thần và vật chất. Ở đâu cũng vậy, ngày hội chia hai phần: lễ và hội. Lễ là để vinh danh cá nhân, gia đình tiêu biểu, báo cáo kết quả trong một năm của địa phương và có phần đóng góp, thảo luận. Hội là nội dung vui chơi, hội thao và giao lưu. Mỗi nơi căn cứ vào điều kiện để tổ chức với tinh thần sao cho vừa vui tươi, bổ ích và tiết kiệm.

Vinh danh gia đình văn hoá tiêu biểu Khóm 6, Phường 1, TP. Cà Mau.

Cái được thì thấy quá rõ, nhưng cái khiến dư luận băn khoăn không phải không có. Một năm có một dịp, vài nơi còn “bưng bê” vào ngày hội danh sách bình xét hộ nghèo. Vậy rồi hộ nghèo đứng xếp hàng trên bục lễ để nhận sổ hộ nghèo (ở dưới bà con thấy trao xong cũng vỗ tay rần rần). Đáng lẽ, đây là nội dung công việc riêng, từng ấp, khóm có thể sắp xếp và giải quyết ở một thời gian và không gian khác. Thêm nữa, báo cáo kết quả hoạt động của ấp, khóm thấy dày đặc thành tích, bà con bên dưới nghe xong còn tưởng là báo cáo ở chỗ nào khác. Chưa thấy nơi nào chi bộ, chính quyền, ban công tác Mặt trận có những phát biểu mang tính tự phê, kiểm điểm và nhìn nhận những thách thức, khó khăn của địa phương để cùng bà con bàn bạc, trao đổi, tháo gỡ.

Một số nơi coi ngày hội như một “tiệc vui”, nghĩa là sa đà việc ăn uống mà quên đi giá trị nhân văn, tính chất cộng đồng. Gần tới ngày hội, hầu như toàn bộ cán bộ cơ sở đều tập trung vào việc xã hội hoá mâm tiệc. Không khí tất bật và nhiều lúc cũng bí bách lỡ khi… xã hội hoá không được. Đúng là tiệc gặp gỡ cần thiết nhưng nó không phải là tất cả. Người dân đến, việc ăn uống là thứ yếu, cái bà con cần là tình cảm cộng đồng, sự gắn kết giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.

Công tác tuyên truyền, vận động cho ngày hội được tổ chức ngày một tốt hơn. Thế nhưng, còn một bộ phận người dân vẫn thờ ơ, không tham gia hoặc tham gia chiếu lệ. Điều này dẫn đến một thực trạng, đó là việc trao đổi, đóng góp ý kiến tại các ngày lễ hội thường làm rất qua loa, hình thức và không phản ánh được hết những vấn đề nổi cộm, bức xúc của địa phương. Mới đây, tại ngày hội ở một khóm của TP Cà Mau, một chị vừa mới lao động cải tạo xong lên phát biểu ý kiến mà thấy rất phấn khởi. Mở đầu, chị này kính thưa “Ban Giám thị” (phía dưới mọi người cười cái rần), chị nói: “Vợ chồng tui cải tạo tốt, được tái hoà nhập cộng đồng. Cán bộ giám thị nói về địa phương sẽ được giúp đỡ, mà tui hổng thấy ai tới giúp gì”. Chỉ một ý kiến ngắn, nhưng sau đó chính phó bí thư thường trực của phường cam kết sẽ chỉ đạo Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên… hỗ trợ vốn, hướng dẫn cách làm ăn. Sự thẳng thắn và ý kiến tại các ngày hội là một liều thuốc quý, là giá trị thực sự cho tinh thần dân chủ và đoàn kết, đại đoàn kết.

Thêm nữa, ở vùng nông thôn, do điều kiện khó khăn, phần nhiều các ấp đều không tổ chức được phần hội một cách trọn vẹn. Thiết nghĩ, một năm có một lần, phần hội chính là linh hồn, là không khí của ngày hội toàn dân. Như ở ấp nọ, tổ chức nhảy bao bố cho đối tượng là các chị “sồn sồn”, vui phải biết. Hay có thể tổ chức thi kéo co, bơi xuồng trên cạn, đập niêu… có nhiều cách để phần hội vừa không tốn kém mà lại tràn đầy niềm vui, tiếng cười. Để rồi sau những giây phút sảng khoái ấy, người dân lại tràn đầy năng lượng để lao động sản xuất, thêm tin yêu vào quê hương, đất nước, vào con đường mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn.

Vì thế, ngày hội toàn dân, ngày hội Đại đoàn kết không thể tổ chức kiểu nào cũng được.../.

Quốc Rin

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.