Những rặng đước kiên cường, bất khuất từng góp công tạo thành căn cứ địa vững chắc cho lực lượng cách mạng, cùng bà con miền ven biển cực Nam Tổ quốc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, những cánh rừng đước bạt ngàn đã trở thành nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đem lại nguồn dự trữ sinh quyển dồi dào, ngăn và chống sạt lở trước biến đổi khí hậu...
Ðối với người dân Cà Mau, cây đước vốn dĩ rất gần gũi, thân thương, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với nghề vác gỗ đước mỗi đợt thu hoạch, nhiều lao động có việc làm với thu nhập từ 200-400 ngàn đồng/ngày.
Hiện nay, tại vùng Năm Căn, Ngọc Hiển đang bước vào mùa thu hoạch gỗ đước (Ảnh chụp tại xã Tam Giang, huyện Năm Căn).
Ông Cao Văn Hải (bìa trái, áo xanh), ấp Nhà Luận, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, cất ngôi nhà sàn nhỏ, chủ yếu sử dụng gỗ đước, để các con mua bán nhỏ và tiện trông coi phương tiện sản xuất.
Nghề vót đũa đước giúp bà Ðoàn Thị Nhành, ấp Kinh 17, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, có thêm thu nhập và thoả niềm đam mê của mình.
Nhà sàn gỗ đước, nét văn hoá đặc trưng ở vùng ngập mặn Cà Mau.
Ý tưởng homestay được làm từ cây đước và cây lá địa phương tại một điểm du lịch sinh thái cộng đồng ở Ðất Mũi.
Ngày xưa, những rặng đước tạo thành căn cứ địa vững chắc cho lực lượng cách mạng, còn ngày nay rừng đước trở thành địa chỉ du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách thập phương.
Loan Phương thực hiện