ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 10:05:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chăm lo tốt đời sống nạn nhân da cam

Báo Cà Mau Tỉnh Cà Mau có gần 18.000 người nhiễm chất độc da cam, trong đó TP Cà Mau có 1.800 người, riêng Phường 8 có gần 230 người bị nhiễm chất độc da cam/điôxin (có 136 người tham gia kháng chiến và 37 con em họ được hưởng trợ cấp hằng tháng). Phần lớn các gia đình nạn nhân da cam đều thuộc diện hộ khó khăn, hộ nghèo. Họ rất cần sự cưu mang, giúp đỡ của cộng đồng xã hội.

Tỉnh Cà Mau có gần 18.000 người nhiễm chất độc da cam, trong đó TP Cà Mau có 1.800 người, riêng Phường 8 có gần 230 người bị nhiễm chất độc da cam/điôxin (có 136 người tham gia kháng chiến và 37 con em họ được hưởng trợ cấp hằng tháng). Phần lớn các gia đình nạn nhân da cam đều thuộc diện hộ khó khăn, hộ nghèo. Họ rất cần sự cưu mang, giúp đỡ của cộng đồng xã hội.

Ông Trang Văn Bé, Chủ tịch Hội NNCÐDC Phường 8, cho biết, nhiều năm qua, tổ chức hội luôn chăm lo, giúp đỡ, quan tâm đời sống của từng hội viên trên địa bàn phường. Tổng số tiền vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hơn 623 triệu đồng (gồm tiền mặt và vật chất quy ra tiền). Hội đã tham mưu với UBND Phường 8 cất 3 căn nhà cho 3 nạn nhân có nhà tạm bợ. Tính đến thời điểm này, các nạn nhân da cam thuộc diện khó khăn, cận nghèo trên địa bàn phường đều có nhà ở ổn định.

Bên cạnh việc củng cố, xây dựng tổ chức vững mạnh, hội luôn huy động tốt nguồn tài trợ nhằm chăm sóc kịp thời, quan tâm sâu sát đến đời sống của nạn nhân da cam. Chị Châu Tuyết Mai, có con là nạn nhân da cam Lê Kiều Tiên (ngụ Khóm 7, Phường 8), xúc động khi được trao tặng căn nhà Ðại đoàn kết: “Chúng tôi rất vui mừng khi nhìn thấy con không còn vất vả khi trời mưa, nắng. Ðó cũng là động lực giúp con tôi vượt qua bệnh tật”.

Chị Nguyễn Thuỳ Trang, Phó Chủ tịch UBND Phường 8, đánh giá: “Hội NNCÐDC Phường 8 hoạt động tốt, tạo điều kiện cho nạn nhân được giúp đỡ, chăm sóc tốt về mặt tinh thần cũng như vật chất, nhằm giảm bớt nỗi đau, khó khăn cho các gia đình có người thân nhiễm chất độc da cam. Ðây là cầu nối giữa các tấm lòng hảo tâm, nhân đạo tạo thành một hệ thống nhân đạo xã hội, hướng đến những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống”.

Phó Chủ tịch UBND Phường 8 Nguyễn Thuỳ Trang trao tượng trưng nhà Ðại đoàn kết cho nạn nhân Lê Kiều Tiên, Khóm 7, Phường 8, TP Cà Mau.         Ảnh: HẰNG MY

“Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước. Nhờ sự chăm lo, giúp đỡ của cộng đồng mà chúng tôi nay đã có được cuộc sống ổn định, giảm bớt phần nào nỗi đau, mất mát do chất độc hoá học điôxin gây ra”, ông Lê Văn Khen, Chi hội trưởng Chi hội NNCÐDC Khóm 1, Phường 8, bày tỏ.

Ðược thành lập từ năm 2008, đến nay, Hội Nạn nhân CÐDC huyện Phú Tân có 9 cơ sở hội với 336 hội viên. Với mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, động viên nạn nhân CÐDC khắc phục khó khăn vươn lên, hỗ trợ nhau hoạt động hiệu quả.

Thời gian qua, Hội NNCÐDC huyện luôn coi việc giúp đỡ, hỗ trợ các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài.

Theo điều tra ban đầu, huyện Phú Tân có 890 người phơi nhiễm chất độc da cam. Trong đó, đủ điều kiện công nhận và được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng là 406 người. Có 229 người trực tiếp phơi nhiễm chất độc da cam, 177 người phơi nhiễm thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba.

Bà Trần Thị Dốn, sinh năm 1952, thương binh 4/4, Khóm I, thị trấn Cái Ðôi Vàm, là nạn nhân chất độc da cam, do di chứng nên thường xuyên bị bệnh tật. Không gia đình, không người thân, hiện tại bà sống ở nhà trọ một mình, cuộc sống chủ yếu nhờ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Hay ông Nguyễn Duy Tiên, sinh năm 1985, ấp Chà Là, xã Phú Thuận, do di chứng chất độc da cam nên đi lại rất khó khăn, sống cùng với gia đình, ít đất sản xuất, hiện tại gia đình ở trong ngôi nhà lá tạm bợ.

Từ ngày thành lập đến nay, mỗi năm, Hội NNCÐDC huyện Phú Tân vận động các tổ chức, cá nhân tặng vật chất, tiền, giá trị khoảng 500 triệu đồng giúp các gia đình NNCÐDC; vận động xây dựng trên 10 căn nhà cho NNCÐDC.

Riêng từ đầu năm 2016 đến nay, hội đã vận động quà, tiền, giá trị khoảng 250 triệu đồng, giúp trên 200 NNCÐDC vượt qua khó khăn.

Cùng với hoạt động tặng quà, chăm lo sức khoẻ cho nạn nhân da cam, hội còn tập trung rà soát các đối tượng, hộ NNCÐDC khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ vốn không lãi suất phát triển kinh tế gia đình. Thông qua đó đã giúp 7 hộ với số tiền 40 triệu đồng. Các hộ này đã đầu tư vào nuôi tôm, cua, bước đầu mang lại hiệu quả cao.

41 năm sau giải phóng, vẫn còn nhiều người thế hệ thứ 2, 3 nhiễm chất độc da cam/điôxin, bị dị tật nặng, không tự chủ sinh hoạt.   Ảnh Hoàng Diệu

Bên cạnh thông qua tổ chức hội, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ bằng nhiều hình thức như: tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ và phát thuốc miễn phí; dạy nghề, tạo việc làm cho những nạn nhân còn khả năng lao động…

Chủ tịch Hội NNCÐDC huyện Phú Tân Nguyễn Thanh Dân phấn khởi: "Xác định việc giúp đỡ các NNCÐDC là việc làm thiết thực, ý nghĩa nhằm tri ân những người có công, Hội NNCÐDC các cấp luôn cố gắng làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, vì quyền lợi chính đáng của những nạn nhân. Hội thường xuyên tuyên truyền, thăm hỏi, động viên các nạn nhân, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống. Hiện nay, toàn huyện còn khoảng 15% hộ NNCÐDC còn gặp khó khăn, số còn lại tự vươn lên và một số hộ được sự giúp đỡ của Nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 sẽ không còn NNCÐDC gặp khó khăn về đời sống". 

Phát huy những kết quả đạt được, đồng thời để chăm lo cho các nạn nhân ngày càng tốt hơn, tới đây, Hội NNCÐDC các cấp tiếp tục tập hợp, động viên các nạn nhân vượt lên khó khăn tham gia vào các hoạt động xã hội, hoà nhập cộng đồng. Vận động các nguồn lực để chăm sóc giúp đỡ nạn nhân và gia đình các nạn nhân. Không ngừng tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện giúp đỡ NNCÐDC bớt đi những khó khăn trong cuộc sống. Ðó sẽ là những hỗ trợ quý giá để các nạn nhân trong huyện có thêm niềm tin vượt qua những nỗi đau về bệnh tật và có thêm nghị lực để vươn lên./.

Anh Phan - Hằng My

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).