ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 15:06:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Báo Cà Mau Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khoẻ (CSSK) bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện với nhiều hình thức thiết thực. Qua đó, giúp bà mẹ và trẻ em được tiếp cận dịch vụ CSSK hiện đại, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực cho trẻ. Điển hình như tại xã Khánh Hoà, huyện U Minh, địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống.

Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khoẻ (CSSK) cho bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện với nhiều hình thức thiết thực. Qua đó, giúp bà mẹ và trẻ em được tiếp cận dịch vụ CSSK hiện đại, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực cho trẻ. Điển hình như tại xã Khánh Hoà, huyện U Minh, địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống. 

Mạng lưới y tế cơ sở, cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sĩ vùng đồng bào dân tộc này càng đáp ứng được nhu cầu thăm khám sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em. (Ảnh chụp tại Trạm Y tế xã Khánh Hoà, huyện U Minh)

Xã Khánh Hoà có 3 ấp đông đồng bào DTTS sinh sống, là Ấp 6, Ấp 5 và Ấp 8. Bác sĩ Đặng Khắc Ghi, Phó trưởng trạm Y tế xã, cho biết: “Để tiếp cận gần hơn với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc trong công tác truyền thông, trạm phối hợp với các hội, đoàn thể, chọn những người có uy tín trên địa bàn ấp để thành lập các tổ y tế cộng đồng, từ đó tạo nên cánh tay nối dài trong công tác tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ về công tác chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Cụ thể, với bà mẹ trong thời kỳ nuôi con thì nên nuôi con bằng sữa mẹ, thực hiện thăm khám sức khoẻ định kỳ sau sinh. Đồng thời, quan tâm, nhắc nhở các gia đình có con em trong độ tuổi tiêm ngừa đến trạm y tế xã tiêm ngừa đúng thời gian quy định”.

Nhờ làm tốt công tác này, thời gian qua trên địa bàn xã, các gia đình có trẻ nhỏ đều đưa trẻ đi tiêm ngừa đúng thời gian quy định.

Nhờ địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền nên các gia đình chủ động đưa con em đi thăm khám và tiêm ngừa đúng thời gian quy định, không bỏ mũi. 

Chị Danh Thị Thảo, Ấp 6, cho biết: “Ở ấp, khi sắp đến các đợt tiêm chủng, các chị trong tổ y tế đến tận nhà nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ đến trạm đúng ngày để đăng ký và tiêm ngừa. Như tôi, do bận công việc nên không nhớ lịch tiêm ngừa của con, may có các chị nhắc nhở nên bé nhỏ 19 tháng tuổi nhà tôi tiêm ngừa đầy đủ, không bỏ mũi nào”. Chị Thảo chia sẻ, trước đây, sau khi sinh con, xuất viện về nhà, chị luôn được các chị trong chi hội phụ nữ đến thăm hỏi và tuyên truyền, khuyến khích cho bé bú sữa mẹ để tốt cho hệ tiêu hoá và sự phát triển toàn diện của bé. 

Cùng Ấp 6, chị Lý Thị Điệp chia sẻ: “Tôi có 2 con, bé lớn 9 tuổi, bé nhỏ 2 tuổi. Từ khi tôi mang bầu tới sinh, tôi thăm khám tại trạm y tế xã, ở đây tôi được cấp viên thuốc sắt, canxi uống để bổ sung chất cho mẹ và bé. Đồng thời, nhân viên y tế hỗ trợ, hướng dẫn các phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú cải thiện bữa ăn, giúp thai phụ và bà mẹ có sức khoẻ tốt, có lượng sữa tốt để giảm tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ”.

Hiện nay, mạng lưới y tế cơ sở, cơ sở vật chất và đội ngũ y, bác sĩ vùng đồng bào DTTS ngày càng đáp ứng nhu cầu thăm khám của người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Bác sĩ Ghi cho biết thêm: “Những năm qua, đơn vị luôn triển khai đồng loạt các biện pháp truyền thông nhằm giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Trạm cũng thường xuyên tập huấn, triển khai các nội dung để giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc và nâng cao tầm vóc cho trẻ. Điều đáng phấn khởi là, các chị thành lập tổ, nhóm để chia sẻ cách nuôi con, cách chăm sóc bản thân trong từng giai đoạn. Theo ghi nhận của các tổ y tế cộng đồng, số lượng phụ nữ được tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế CSSK cho bà mẹ, trẻ em ngày càng tăng”.

Theo ghi nhận, trên địa bàn xã hiện nay không còn trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, đây là điều vô cùng phấn khởi. 

Kim Cương

 

Tạo thói quen tốt

Xác định việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế lưu lượng rác thải phát sinh ra môi trường, từ đó có thể tái sinh nguồn tài nguyên từ rác đóng góp vào sự phát triển bền vững cho xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn. Chính từ việc làm này, đã tạo được thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường cho người dân đến làm việc và công chức, viên chức, người lao động ngay tại đơn vị.

Về xã xoá trắng hộ nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, thời gian qua xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, nhất là những hộ nghèo phấn đấu vươn lên. Qua nhiều năm nỗ lực, đến nay, xã không còn hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

Người cao tuổi gương mẫu

Toàn huyện Phú Tân có 13.924 người cao tuổi (NCT), chiếm 14% dân số, trong đó có trên 6.480 hội viên Hội NCT, chiếm 46% so tổng số NCT trên địa bàn. Có 204 NCT tham gia công tác chính quyền, đoàn thể, các hội, đây là những điển hình tích cực tham gia xây dựng Ðảng, hệ thống chính trị, phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương, nêu cao tinh thần “Tuổi cao gương sáng”; “Tuổi cao chí càng cao”.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.