ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:10:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chiêm ngưỡng cổ vật Cung đình Huế

Báo Cà Mau Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ tinh hoa vương triều nhà Nguyễn. Bảo tàng ra đời năm 1923, nhiều lần thay đổi tên gọi như: Musée Khai Dinh - Bảo tàng Khải Ðịnh, Tàng Cổ Viện, Viện Bảo tàng Huế, Bảo tàng Cổ vật Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. Từ năm 2007 đến nay, bảo tàng có tên gọi Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Gian nhà chính diện của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Bảo tàng hiện trưng bày và lưu giữ, bảo quản hơn 11 ngàn hiện vật, phần lớn có xuất xứ từ Cung đình triều Nguyễn như: bộ sưu tập đồ sứ, sưu tập đồ pháp lam, sưu tập trang phục cung đình, sưu tập ấn triện, sưu tập nhạc khí dùng trong các cuộc lễ tế, sưu tập tranh gương, sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng và khảm cẩn, sưu tập súng thần công thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Trong đó có 8 hiện vật/bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Các sưu tập của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phản ánh đời sống vật chất, lễ nghi chính trị và tư tưởng của tầng lớp quý tộc, vua quan nhà Nguyễn; thể hiện qua các trang phục cung đình, đồ sứ ngự dụng, đồ tự khí, đồ gỗ trang trí nội thất, các vật dụng dùng trong sinh hoạt và nghi lễ, với nhiều loại chất liệu khác nhau: vàng, bạc, đồng, xương, ngà, pháp lam, gốm sứ, gỗ, vải, giấy.

Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan long sàn của vua triều Nguyễn.

 

Cây vàng lá ngọc được chế tác từ thời Vua Minh Mạng.

 

Gốm sứ pháp lam triều Nguyễn.

 

Ðôi hài của vương triều nhà Nguyễn.

 

Nghệ thuật vẽ trên gốm sứ triều Nguyễn.

Ðặc biệt, bảo tàng còn sở hữu Khu cổ vật Champa, nhằm giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Champa trong nhiều thế kỷ; thể hiện vị trí đặc biệt của văn hoá Champa trong tiến trình hình thành và phát triển những giá trị đặc sắc của văn hoá Huế.

Nhằm nâng tầm và đủ không gian cho việc phát huy tối đa giá trị Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, trong chuyến thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế tháng 3/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị cổ vật cung đình Huế qua các thời đại là cần thiết. Thế nhưng, hiện nay bảo tàng đang tận dụng không gian di tích của điện Long An, cũng là một di sản quý giá, để trưng bày, chứ chưa có không gian riêng phù hợp.

Vì thế Thủ tướng đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch lập dự án xây dựng bảo tàng ở vị trí khác, trả lại nguyên trạng không gian di tích điện Long An.

Hiện Huế đang chuẩn bị cho phương án xây dựng mới Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nhằm đón khách tham quan, thưởng ngoạn, để hiểu hơn về triều đại nhà Nguyễn một thời./.

 

Ðào Minh Tuấn thực hiện

 

Thiên đường ruộng bậc thang Tây Bắc

Khi nhắc đến Mù Cang Chải, hình ảnh những cánh đồng ruộng bậc thang vàng óng trải dài trên những ngọn đồi dường như ngay lập tức hiện lên trong tâm trí nhiều người. Ðây là địa danh thuộc tỉnh Yên Bái, nằm giữa lòng vùng núi Tây Bắc của Việt Nam. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hoá độc đáo, Mù Cang Chải không chỉ là nơi thu hút những người yêu thiên nhiên mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc sống của người dân tộc vùng cao.

Ngày Văn hoá - Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng

Từ ngày 13 đến 15/7/2024, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức sự kiện “Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024”. Sự kiện được diễn ra tại khu vực công viên bờ Đông Cầu Rồng, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Xúc tiến du lịch Việt Bắc tại Đà Nẵng

Sáng 08/7, tại thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh Bắc Kạn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và truyền thông giới thiệu Chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024.

Lá sen và biến tấu của chiếc nón

Nói đến Huế là người ta thường nghĩ về những người con gái thướt tha trong tà áo dài và chiếc nón lá thơ mộng bên dòng Hương Giang, hay tha thướt bên những hồ sen khắp nơi tại xứ sở mộng mơ này. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài đã trở thành “đặc sản” xứ Huế, là ký ức khắc sâu thẳm trong tim những người con yêu Huế.

Hố sụt Kong - Kỳ quan bí ẩn

Ẩn mình sâu trong hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, hố sụt Kong nổi bật như một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ và đầy bí ẩn. Ðịa danh này không chỉ thu hút các nhà thám hiểm mà còn mê hoặc những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp hoang sơ nơi đây.

Tà Xùa - “Sống lưng khủng long”

Nằm im bóng dưới bầu trời xanh thẳm của vùng núi Tây Bắc, Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) tựa như một bức tranh huyền thoại được vẽ nên từ thiên nhiên hùng vĩ và sắc màu văn hoá dân tộc đậm nét. Với độ cao lên tới 2.865 m, đỉnh núi Tà Xùa được mệnh danh là “sống lưng khủng long”, không chỉ là thiên đường cho những người yêu leo núi và nhiếp ảnh mà còn là biểu tượng cho sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên, cùng văn hoá phong phú của dân tộc H’Mông.

Thưởng thức ẩm thực giữa thiên nhiên

Một bữa ăn đầy hương vị, cùng những khoảnh khắc bên lửa trại là điều mà những người yêu thích cắm trại không thể bỏ qua. Thực tế, việc kết hợp chuyến đi cắm trại với ẩm thực ngoài trời là trải nghiệm thú vị, khám phá văn hoá ẩm thực độc đáo của từng địa phương.

Trải nghiệm hồ Ea Kao

Hồ Ea Kao được mệnh danh là “hồ nước không bao giờ cạn”. Ðối với những ai đam mê sự phiêu lưu và muốn tận hưởng thiên nhiên, việc chèo SUP trên mặt hồ Ea Kao là trải nghiệm không thể bỏ qua.

Cùng nhà vườn thu hoạch sầu riêng

Huyện Phong Ðiền, TP Cần Thơ nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon, trong đó có sầu riêng, với diện tích hơn 3.284 ha.

Ngôi làng “cổ tích”

Khi nhắc đến du lịch Hà Giang, mọi người sẽ thường nhắc đến sông Nho Quế, phố cổ Ðồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, cột cờ Lũng Cú... Nhưng có một điểm đến thú vị khác mà ít người biết, đó là làng Lô Lô Chải - ngôi làng được ví như chốn cổ tích ở cao nguyên đá Ðồng Văn, với bức tranh thiên nhiên yên bình, đậm màu sắc văn hoá bản địa.