ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 12:33:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chống IUU - nhiều kết quả tích cực

Báo Cà Mau (CMO) Tỉnh Cà Mau là địa phương trọng điểm mà Ðoàn Thanh tra của EC lần thứ 4 đã lên kế hoạch thanh tra vào tháng 10/2023. Với quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU, xuyên suốt thời gian qua, Cà Mau đã tiên phong, chủ động hành động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Bằng sự quyết liệt này, Cà Mau đã đạt nhiều kết quả.

Với vị trí địa lý đặc thù, bờ biển trải dài từ Ðông sang Tây, là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm cả nước, nghề khai thác hải sản của tỉnh Cà Mau được hình thành từ rất lâu đời và phát triển nhanh. Ngoài những cửa biển lớn như Sông Ðốc, Rạch Gốc, Cái Ðôi Vàm, Khánh Hội, còn rất nhiều cửa biển nhỏ, lúc nào cũng tấp nập tàu khai thác ra vào. Bờ biển Ðông, giáp ranh tỉnh Bạc Liêu có cửa Gành Hào (thuộc xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi); bờ biển Tây giáp với tỉnh Kiên Giang thì có cửa biển Tiểu Dừa (thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh).

Trước đây, do không làm tốt công tác quy hoạch trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, cũng như để tàu khai thác tự phát quá nhanh, nhất là các hình thức khai thác tận diệt, khai thác ven bờ... đã dẫn đến nguồn lợi những năm gần đây dần cạn kiệt. Ðây là một trong nhiều nguyên nhân ngư dân Cà Mau khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, bị bắt giữ, dẫn đến nhiều hệ luỵ...

Ðây không là thực trạng của riêng Cà Mau, từ đó, ngày 23/10/2017, Uỷ ban châu Âu (EC) “phạt thẻ vàng” ngành hàng khai thác hải sản Việt Nam, với các nội dung liên quan đến khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, hay còn gọi là IUU.

Nhận thức tầm quan trọng theo khuyến cáo của EC trong thực hiện chống IUU, suốt 6 năm qua, Cà Mau đã chủ động, nỗ lực, góp phần chung với cả nước để gỡ “thẻ vàng”. Nhìn lại hành trình 6 năm mới thấy hết những thành tựu mà Cà Mau đã quyết tâm làm, với tinh thần trách nhiệm và thái độ tập trung cao nhất trong cả hệ thống chính trị.

 

Ðại uý Võ Thanh Bằng, Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng Sông Ðốc, giới thiệu phần mềm theo dõi, giám sát tàu cá ra, vào cửa biển.

Việc tiên phong gắn thiết bị giám sát hành trình tàu cá với phần mềm liên thông trong quản lý hoạt động khai thác trên môi trường mạng giữa các đơn vị được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, cho thấy quyết tâm của Cà Mau. Ðây là con đường hướng đến quản lý chặt chẽ, khai thác hải sản có trách nhiệm. Kết quả dễ thấy là, từ đầu năm đến nay Cà Mau không có tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài. 

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của tỉnh là chỉ có 2 cảng cá (Sông Ðốc và Rạch Gốc), được công bố đủ điều kiện tàu lớn ra vào. Vì thế, rất khó để tàu ở cửa Gành Hào (Ðầm Dơi) sang tận thị trấn Rạch Gốc (Ngọc Hiển) để lên sản phẩm. Hay Khánh Hội, Hương Mai (U Minh), Cái Ðôi Vàm (Phú Tân) phải chạy sang Cảng cá Sông Ðốc (Trần Văn Thời), vừa mất thời gian, tốn kém chi phí, giảm chất lượng sản phẩm, lại thiếu an toàn mỗi khi thời tiết xấu.

Phía sau mỗi chuyến tàu vào đất liền là hàng hoá lên và xuống, kể cả về con người. Tập trung theo quy định tại 2 vị trí trên sẽ không đảm bảo năng lực cũng như đi ngược lại định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội tại các cửa biển còn lại. Một thực tế là, hiện có khoảng 70 bến cá tư nhân, như là "sân nhà" của các chủ tàu cá, doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản. Khi tàu về, họ thường chọn nơi này lên hàng hoá, nhằm thuận tiện cho sản xuất, quản lý tài sản... mà chiếu theo quy định thì không đủ điều kiện để công bố cảng cá hay bến cá. Tuy nhiên, nếu cấm thì hậu cần nghề cá không thể đảm bảo, để lại hậu quả nặng nề, gây xáo trộn lớn đến hoạt động khai thác hải sản và nhiều vấn đề phức tạp liên quan khác.

Cảng cá Sông Ðốc hiện không còn khả năng mở rộng (do không còn quỹ đất). Nếu buộc phải thực hiện nghiêm theo quy định của EC về chống IUU thì sẽ “vỡ trận”, vì không thể tiếp nhận hàng ngàn phương tiện trong và ngoài tỉnh lên hàng sau khai thác.

Một vấn đề nổi lên gần đây, được ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, cho biết, tình hình mua bán phương tiện đánh bắt giữa các tỉnh chưa được kiểm soát chặt. Tàu thì vẫn còn hạn ngạch, mang số hiệu kiểm soát tỉnh này nhưng được cho rằng đã bán cho người ở địa phương khác, rồi được báo là tham gia khai thác sai quy định. Thực tế, những tháng đầu năm nay có 2 tàu cá của Cà Mau bán sang tỉnh Kiên Giang, sau đó được báo là khai thác vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ. Hiện người phụ trách công tác chống IUU cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, nên việc cho chủ tàu thực hiện các cam kết và chụp hình tàu cá nằm trong bờ định kỳ 15 ngày/lần (nhằm chứng minh việc mất tín hiệu kết nối) gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế này là do không có kinh phí và thiếu cán bộ thực hiện, nhất là các địa bàn có nhiều tàu cá như thị trấn Sông Ðốc, xã Khánh Hội...

“Khi thực hiện chống IUU, chúng ta có nhiều khó khăn. Với cố gắng vượt bậc, đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, nhất là sự thông thạo và quyết tâm của chính quyền các cấp”, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Sử cho biết vẫn còn nhiều băn khoăn, trong đó cần tập trung và quyết liệt hơn nữa về quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu cá. Ðối với tàu mất kết nối ở ngoài khơi, theo luật quy định thì trong thời gian 10 ngày chủ tàu phải đưa tàu vào đất liền để chấp hành xử phạt. Tuy nhiên, có trường hợp chủ tàu sau 10 ngày mới đưa tàu vào bờ. “Khoảng thời gian này rất nhạy cảm, nguy cơ tàu sẽ khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài rất cao. Hậu quả là, khi xảy ra sự việc tỉnh phải chịu trách nhiệm, trong khi tỉnh chưa có cơ sở pháp lý bắt buộc chủ tàu phải vào bờ ngay”, ông Lê Văn Sử nêu rõ quan điểm.


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Cà Mau: “Tập trung thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng tàu cá địa phương tiếp tục vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Tập trung điều tra, truy tố các đối tượng môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, lực lượng chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ cao vi phạm, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp nếu tiếp tục để tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Tổ chức triển khai Ðề án Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/QÐ-TTg ngày 10/3/2023”. (Theo Công văn số 4483/BNN-KN, gửi UBND tỉnh về việc thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Ðoàn Thanh tra của Uỷ ban châu Âu lần thứ 4).


 

Trần Nguyên

 

Xử lý nghiêm khai thác huỷ diệt

Thời gian qua, công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước tăng cường tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm hành vi dùng xung kích điện khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt nhằm tái tạo và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trong môi trường tự nhiên.

Cách hay bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðổi dụng cụ kích điện, vũ khí, công cụ tự chế, súng hơi, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để nhận gạo, nhu yếu phẩm, là cách làm của Công an xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Việc làm này vừa hỗ trợ những hộ dân có điều kiện vượt qua khó khăn để tìm việc làm ổn định, vừa thu hồi được các dụng cụ kích điện (xiệt cá), nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng.

Tuổi trẻ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, hội viên, thanh niên cùng tham gia ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính chất huỷ diệt, nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển NLTS.

Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Người dân cùng hành động

Ðể người dân nhận thức sâu sắc hơn về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS), chống khai thác tận diệt, Huyện uỷ Năm Căn chỉ đạo các địa phương, đồn biên phòng ra quân, phát động giao nộp thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt và lồng ghép tuyên truyền để người dân nắm rõ thông tin về Nghị quyết 04/2024/NQ-HÐTP (Nghị quyết 04). Ðây là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản. Từ đó để người dân nắm rõ và cùng thực hiện.

Tuân thủ quy định về IUU: Bảo vệ mình, bảo vệ nghề

Ðã có nhiều chuyển biến, nhất là ý thức của người dân, liên quan đến hoạt động chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được khắc phục, để không chỉ gỡ được thẻ vàng của Uỷ ban Châu Âu (EC), mà quan trọng hơn hết là vì mục tiêu phát triển nghề cá bền vững.

Hồi sinh nguồn lợi cá đồng

Với mục tiêu hồi sinh nguồn lợi cá đồng, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ (Trung tâm), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, đã xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau. Mô hình này được triển khai trong thời gian 36 tháng (bắt đầu từ tháng 12/2021-11/2024).

Vì nghề biển bền vững và an toàn

Chuyển đổi ngành nghề khai thác ven bờ là một trong những giải pháp quan trọng để không chỉ nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) mà còn góp phần giúp người dân an toàn hơn trước thiên tai. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực nhưng do nguồn ngân sách còn hạn chế nên việc chuyển đổi nghề thời gian qua chưa được triển khai rộng rãi.

Xử lý nghiêm hành vi tận diệt cá non

Hiện đang bước vào mùa mưa, là điều kiện để các loài cá sinh trưởng và phát triển. Lợi dụng điều đó, nhiều hộ dân khai thác theo nhiều hình thức để bán nhằm trục lợi cá nhân. Thời gian qua, nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán cá non, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) nội đồng, ngành chức năng đã tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Phát hiện thêm 2 tàu cá tháo gỡ thiết bị VMS sai quy định

Sáng nay (9/8), theo báo cáo nhanh của Chi cục Kiểm ngư, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, qua rà soát trên hệ thống giám sát hành trình và bằng biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị này đã phát hiện 2 vụ việc tháo thiết bị giám sát hành trình (thiết bị VMS) gửi trên nóc nhà và đưa tàu cá đi khai thác thuỷ sản.

Chấp hành nghiêm trong khai thác

Nhằm góp sức cùng cả nước tháo gỡ thẻ vàng của Uỷ ban Châu Âu, Ðồn Biên phòng Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cho ngư dân về các quy định chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Từ đó, giúp ngư dân trên địa bàn huyện nâng cao nhận thức, tham gia khai thác thuỷ sản trên biển theo đúng quy định của pháp luật.