ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-7-25 17:54:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chống khai thác vi phạm luật IUU

Báo Cà Mau (CMO) Ðến cuối năm 2021 sẽ chấm dứt tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, đây là mục tiêu thể hiện quyết tâm rất lớn của tỉnh trong chống khai thác thuỷ sản vi phạm luật IUU. Ðồng thời, cũng là áp lực không nhỏ để hoàn thành nếu không sớm có giải pháp hữu hiệu tháo gỡ một số khó khăn hiện nay.

Vùng biển Cà Mau là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước và được đánh giá có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thuỷ sản. Theo ghi nhận, ngoài hơn 140 loài cá với nhiều loài hải sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, vùng biển Cà Mau còn đa dạng các loài nhuyễn thể, giáp xác, động vật thuỷ sinh.

Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số 4.582 tàu cá. Trong đó, 1.517 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, nhiều tàu cá được trang bị các thiết bị hiện đại và bảo quản sản phẩm theo tiêu chuẩn. Sản lượng khai thác đến hết tháng 9/2021 đạt 201.116 tấn.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhận định, mặt hàng thuỷ sản, trong đó có khai thác, đã và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong ổn định kinh tế của địa phương trước tác động nặng nề của dịch Covid-19 thời gian qua.

Những con số ấy cho thấy ngành khai thác chiếm vị thế quan trọng trong ngành thuỷ sản của tỉnh nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, hiện nay nghề khai thác đang đối diện với nhiều khó khăn từ những quy định trong chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Trong đó, đặc biệt là tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, việc ghi chép nhật ký khai thác...

Do điều kiện làm việc trên biển nên việc ghi nhật ký khai thác ngư dân gặp khó khăn.

Dù rất nỗ lực với nhiều giải pháp đã được triển khai những năm qua nhưng tình trạng ngư dân vi phạm các quy định về chống khai thác thuỷ sản của IUU vẫn còn diễn ra, đặc biệt vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thuỷ sản. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện 8 tàu cá với 51 thuyền viên vi phạm vùng biển nước ngoài. Trong đó có 7 tàu với 45 thuyền viên bị lực lượng hải quân Thái Lan bắt giữ, 1 tàu với 6 thuyền viên vi phạm đánh bắt vùng biển Thái Lan qua hệ thống giám sát tàu cá. Theo đó, đến nay đã có 2 tàu cá với 19 thuyền viên được thả về địa bàn, còn lại 5 tàu với 26 thuyền viên đang bị tạm giữ tại Thái Lan.

Một trong những nỗ lực tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 1.505 trong tổng số 1.516 tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 99,27%. Còn 11 tàu chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, là do số phương tiện này hiện nay thuộc diện nằm bờ dài hạn nên không thể bắt buộc lắp đặt thiết bị theo quy định.

Thiết bị giám sát hành trình được xem là giải pháp quan trọng mà các cơ quan quản lý dựa vào nó, sử dụng nó để tiến tới việc chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Sử đánh giá, số lượng tàu được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt cao nhưng tỷ lệ thiết bị sau lắp đặt bị mất kết nối trên thực tế vẫn còn khá lớn. Thời gian qua, việc xử lý phương tiện mất kết nối của tỉnh vô cùng khó khăn do chưa xác định rõ nguyên nhân là do sự cố ý của người sử dụng hay xuất phát từ lỗi kỹ thuật của thiết bị.

Ðể chấm dứt tình trạng này, ông Lê Văn Sử cho rằng, cần có bộ quy chế về quản lý thông tin thống nhất trong cả nước để làm cơ sở cho các địa phương xử lý được bất kể phương tiện mất kết nối nào tránh nhầm lẫn giữa phương tiện mất kết nối do khách quan với mất kết nối do cố ý và cả do vi phạm vùng biển nước ngoài. Ðảm bảo thiết bị giám sát hành trình là lớp “lưới” cuối cùng có thể giăng được tàu vi phạm vùng biển nước ngoài.

Một khó khăn khác trong công tác chống khai thác thuỷ sản vi phạm của IUU là nhật ký khai thác. Nhật ký khai thác là một trong những nhân tố quan trọng việc gỡ thẻ vàng của EC mà còn là điều kiện cần thiết để truy xuất nguồn gốc, giúp việc tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm khai thác thuận lợi, đúng quy định và an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai thực hiện nhật ký gặp nhiều khó khăn, từ chính quyền địa phương cho đến doanh nghiệp và cả ngư dân.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Bỉnh, thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, khó khăn lớn nhất trong ghi nhật ký chính là mọi thứ đều quá chi tiết, đặc biệt là khối lượng của từng loại hải sản, trong khi điều kiện làm việc trên biển ngư trường không ổn định...

Theo quy định trong Luật Thuỷ sản năm 2017, đối với tàu cá có chiều dài từ 6 m đến dưới 12 m phải nộp báo cáo khai thác thuỷ sản, còn tàu dưới 24 m và trên 24 m buộc phải có nhật ký khai thác.

Theo đó, các chủ tàu cá phải ghi rõ thông tin mỗi chuyến vươn khơi và nộp về ban quản lý cảng cá nơi cập cảng. Nếu muốn xuất cảng, chủ tàu cá phải gặp ban quản lý cảng để đăng ký, xin giấy phép. Nhưng thực tế, số lượng tàu cập cảng và thực hiện theo quy định đạt tỷ lệ rất thấp.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay tỉnh đã cấp 163 giấy chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác, với khối lượng chứng nhận trên 3.500 tấn sản phẩm. Dù đã tăng 132 trường hợp với gần 3.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn còn quá thấp so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

Hiện tại, tỉnh có 2 cảng cá là Sông Ðốc và Rạch Gốc, được Bộ NN&PTNT chỉ định đủ điều kiện, tiêu chí để bốc dỡ sản phẩm thuỷ sản, hàng hoá phục vụ cho truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác và xác nhận, chứng nhận sản phẩm thuỷ sản khai thác. Ðây là điều kiện khá thuận lợi, thế nhưng số lượng tàu cập cảng và thực hiện theo quy định đạt tỷ lệ rất thấp.

Qua tìm hiểu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có một số lý do cơ bản như điều kiện thời tiết trên biển; trình độ chủ tàu, thuyền trưởng còn hạn chế; tâm lý sợ lộ ngư trường, luồng cá; không thể thống kê sản lượng, loài thuỷ sản…

Ngành khai thác đã và sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là chiếm vai trò rất lớn trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven biển, hải đảo. Các đội tàu khai thác thuỷ sản không những góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động tỉnh nhà mà còn thể hiện vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển./.

 

Nguyễn Phú

 

Dịch vụ Tư vấn pháp luật qua tổng đàiTham khảo Đẳng cấp quốc tế

Không sử dụng, tàng trữ, tiếp tay đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện

Thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong tuần qua, Ban Chỉ huy Công an xã Ninh Quới (tỉnh Cà Mau) đã chỉ đạo lực lượng tổ chức đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát và xử lý hành vi sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản trái phép trên địa bàn.

Cùng ngư dân bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Nhằm mục tiêu nâng cao vai trò của người dân trong công tác bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, chiều 15/7, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau đã có buổi làm việc với UBND xã Đá Bạc nhằm thống nhất kế hoạch triển khai mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời (nay là xã Đá Bạc).

"Nước rút" gỡ thẻ vàng

Với số lượng tàu cá đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau đang cùng các địa phương ven biển cả nước bước vào giai đoạn “nước rút” triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp gỡ thẻ vàng của EC.

Ðồng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) và sức ép sinh kế đối với ngư dân ven biển, tỉnh Cà Mau đang tích cực triển khai mô hình đồng quản lý dựa vào cộng đồng, trọng tâm là giao quyền và trách nhiệm quản lý tài nguyên biển cho chính người dân. Mô hình bước đầu ghi nhận những chuyển biến tích cực, đặt nền tảng cho chiến lược phát triển nghề cá bền vững và phục hồi sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển.

Nỗ lực và trách nhiệm chống khai thác IUU

Quyết tâm thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho biết, tỉnh đang thực hiện cao điểm, trong đó huy động cán bộ chuyên môn, cán bộ các ngành, đoàn thể cấp xã, cấp huyện và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh điều tra, xác minh, lập hồ sơ số hoá tàu cá nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU (tàu sang bán chưa sang tên, tàu nằm bờ, tàu cá hết hạn giấy phép khai thác, hết hạn đăng kiểm, mất kết nối VMS...); thực hiện các biện pháp theo dõi, quản lý đối với từng đối tượng cụ thể để ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị các doanh nghiệp không thu trước cước thuê bao thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Trước những bất cập trong quá trình triển khai thu cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 3/6, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng các đơn vị liên quan tiếp tục làm việc với Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc tế để thống nhất phương án thu cước dịch vụ giám sát hành trình tàu cá. Đồng thời, vận động Công ty Cổ phần Thiết bị điện điện tử Bách Khoa và Công ty TNHH Công nghệ tự động hóa LTrần không thu trước cước phí thuê bao nhằm thực hiện thống nhất Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh.

Chuyện gì khó, có dân lo

Huyện Ðầm Dơi có nhiều cách làm hay và sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, nhận thức của người dân trong bảo vệ NLTS ngày càng được nâng cao.

Bảo vệ nguồn lợi cá đồng - Huy động tối đa sự vào cuộc của người dân

Triển khai thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp góp phần bảo vệ và khôi phục nguồn lợi cá đồng, tuy nhiên, gần đây vẫn còn nhiều đối tượng lén lút dùng xung điện khai thác. Huyện U Minh chỉ đạo các địa phương tiếp tục tuyên truyền, tích cực ra quân tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chống khai thác IUU

Đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp rà soát việc triển khai các nhiệm vụ chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh vào chiều 29/4.

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt

Hướng đến chấm dứt khai thác tận diệt là cam kết của các địa phương tại Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17). Thời gian qua, trong thực hiện chỉ thị này, nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp sáng tạo để bảo vệ và phát triển NLTS, đồng thời nâng cao ý thức người dân.