ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 14-1-25 05:29:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chống sạt lở đê biển Tây: Vẫn còn nhiều khó khăn

Báo Cà Mau Trong nhiều năm qua, để cứu lấy đê biển Tây trước sự tàn phá của sóng biển trong mùa gió Nam, nhiều biện pháp kè đã được tỉnh áp dụng. Ðầu tiên là kè bản nhựa áp sát đê, kè rọ đá, kè cọc ly tâm tạo bãi và mới đây là dùng kè bằng các loại cây địa phương.

Trong nhiều năm qua, để cứu lấy đê biển Tây trước sự tàn phá của sóng biển trong mùa gió Nam, nhiều biện pháp kè đã được tỉnh áp dụng. Ðầu tiên là kè bản nhựa áp sát đê, kè rọ đá, kè cọc ly tâm tạo bãi và mới đây là dùng kè bằng các loại cây địa phương.

Sau thời gian thử nghiệm, giải pháp được đánh giá hiệu quả nhất chính là kè cọc ly tâm tạo bãi. Tại đoạn kè cọc ly tâm 300 m được triển khai xây dựng đầu tiên vào năm 2010 đến nay, bãi đã được bồi cao gần 1 m bùn lấn dần ra biển. Theo đó, rừng phòng hộ đang được khôi phục mạnh mẽ, 2 loại cây chủ lực là đước và mắm khu vực này mọc cao gần 1 m.

Kè ly tâm - một trong những biện pháp mang lại hiệu quả trong việc tạo bãi, khôi phục rừng phòng hộ nhưng chưa thể triển khai xây dựng được nhiều do thiếu kinh phí.

Ngoài ra, các đoạn kè ly tâm được triển khai tại những điểm sạt lở nghiêm trọng khác trên đê biển Tây, bãi cũng đang dần được hình thành. Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, đánh giá, trong các loại kè được triển khai thực hiện thời gian qua thì kè ly tâm cho thấy hiệu quả vượt trội, còn kè bản nhựa hay kè rọ đá chỉ có thể chịu được 1-2 mùa gió Nam. Ngoài ra, tỉnh đang thử nghiệm loại hình kè mềm bằng vật liệu chính là tre, kết hợp với trồng lại rừng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể đánh giá được hiệu quả.

Ðoạn kè mềm khoảng 200 m được thử nghiệm tại ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, rừng trồng bên trong đang phát triển tốt. Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Giám, cán bộ Hạt Ðê điều, nhận định, phải đợi đến mùa gió Nam tới mới có thể đánh giá hiệu quả của kè mềm. Mặc dù vậy, anh Giám cũng thể hiện sự lo ngại, có lẽ khó chịu nổi những cơn sóng có khi cao trên 2 m dồn dập của mùa gió Nam.

Tuy chưa thể đánh giá được hiệu quả của loại kè mềm đang thử nghiệm hiện nay, nhưng ông Hoai thừa nhận, loại kè mềm này có nhược điểm là chỉ triển khai được tại những khu vực có bãi cao, trong khi đa phần khu vực ven biển của tỉnh từ Ðông sang Tây đều đang trong tình trạng sạt lở.

Kè bản nhựa, kè rọ đá thì không mang lại hiệu quả, kè mềm đang triển khai thử nghiệm xem ra cũng khó áp dụng trong điều kiện hiện nay, chỉ còn lại sự lựa chọn hiệu quả nhất là kè cọc ly tâm tạo bãi. Thế nhưng, loại kè này chi phí quá cao, với khoảng 27-30 triệu đồng cho 1 m tới, vượt khả năng ngân sách tỉnh. Chính chi phí quá cao nên dù đã nỗ lực nhưng đến nay chỉ mới xây dựng khoảng 7 km (khu vực U Minh 6 km, Trần Văn  Thời 1 km). Trong khi đó, tình trạng xâm thực dọc theo tuyến đê biển Tây ngày càng nghiêm trọng.

Theo ông Hoai, khi đê biển Tây được hình thành, đai rừng phòng hộ ven biển khu vực nào ít cũng còn trên 500 m. Ðến nay, đai rừng đang mất dần, nhất là khu vực thuộc địa bàn huyện U Minh. Ngoài những khu vực sạt lở thân đê đang triển khai xây dựng kè vẫn còn nhiều đoạn đai rừng chỉ còn khoảng 50 m. Với mức độ tàn phá của sóng biển, nhất là mùa gió Nam, bình quân khoảng 10-15 m/năm, cá biệt có những đoạn đến 30 m/năm thì chỉ thêm 2-3 năm nữa, nhiều đoạn trên đê biển Tây sẽ hết rừng phòng hộ. Khi ấy vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tốc độ tàn phá của sóng biển ngày một nhanh trong khi kinh phí hạn hẹp nên vẫn còn nhiều đoạn đang trong tình trạng bị sạt lở nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa có kinh phí để triển khai xây dựng kè. Ðiều đó đồng nghĩa với hàng chục ngàn héc-ta đất sản xuất và nhiều tài sản khác của người dân trong đê đang bị sóng biển đe doạ từng ngày. Theo ông Hoai, trên khu vực đê biển Tây hiện nay còn khoảng 15 km đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng, cần sớm triển khai xây dựng kè. Tuy nhiên, kinh phí hiện nay không cho phép triển khai đồng loạt mà phải làm từ từ, bắt đầu từ vị trí bức xúc nhất.

Theo kết quả khảo sát mới nhất, hiện nay trên đê biển Tây, một số khu vực như: vàm kinh Giáo Bảy, khu vực Hòn Ðá Bạc, vàm Kinh Mới, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đang có tốc độ sạt lở nhanh, đai rừng phòng hộ gần như đã bị tàn phá nghiêm trọng. Theo ông Hoai, nếu các khu vực này không được xử lý thì chỉ cần 1-2 năm nữa là sóng biển xâm thực tới thân đê.

Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến ngày càng khắc nghiệt. Trong khi đó, tuyến đê biển Ðông chưa được đầu tư, tuyến đê biển Tây đã xuống cấp rất nghiêm trọng, tuy có nhiều giải pháp chống sạt lở đang được triển khai nâng cấp nhưng rất chậm do nguồn vốn hạn hẹp. Tình trạng sạt lở diễn ra trên diện rộng, quy mô và thiệt hại do sạt lở gây ra ngày càng tăng... nhưng chưa được kiểm soát, xử lý một cách triệt để. Cần nhanh chóng khoác lên đê “chiếc áo giáp xanh” bằng việc khôi phục vành đai rừng phòng hộ ven biển là nhu cầu bức thiết hiện nay. Khôi phục rừng không chỉ nhằm bảo vệ hàng ngàn hộ gia đình, bảo vệ các hệ sinh thái bên trong thân đê không bị ảnh hưởng do nước biển dâng, các biến cố thời tiết như bão, lũ lụt... mà còn để tạo nơi sinh sản và tăng trưởng của các loài động vật thuỷ sinh…

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.