ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 11:17:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Báo Cà Mau Hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” (từ ngày 15/4-15/5), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau kết hợp với trung tâm y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh ra quân thực hiện công tác tổng kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn.

Qua kiểm tra thực tế tại hơn 100 địa điểm dịch vụ ăn uống, các công ty, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể với gần 500 mẫu thực phẩm các loại, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh chưa phát hiện có dấu hiệu sai sót nghiêm trọng nào trong công tác nhập đầu vào của nguồn thực phẩm tươi sống và kể cả trong khâu chế biến.  

Tuy nhiên, vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trên thực tế tại các quán ăn công cộng, gánh hàng rong, các loại nước uống tự pha chế từ các hợp chất, phẩm màu không rõ nguồn gốc, xuất xứ… mà đối tượng tiêu dùng là người lao động phổ thông, người có thu nhập thấp, học sinh đang trở thành nỗi lo không những cho ngành chức năng, mà còn là ẩn hoạ cho cả cộng đồng. Nhiều địa điểm thuộc khu dân cư lao động nghèo, các con hẻm nhỏ, cổng trường học… được người dân tận dụng tối đa để mở quán ăn, uống. Trong khi ở những nơi này, môi trường thường bị ô nhiễm nghiêm trọng do khói bụi của các công trình xây dựng, xe cộ và người qua lại, điểm bán ăn được bày bán ngay trên vỉa hè, lòng đường, trên đường cống công cộng và vô số rác thải sinh hoạt xung quanh.

Ông Trương Thanh Tú, Trưởng phòng Công tác Thanh tra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau, cho biết: “Để kiểm tra toàn diện về vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn cả về nhân sự và máy móc, thiết bị chuyên dùng. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của chúng tôi hiện nay chủ yếu là kiểm tra các mặt hàng hiện tại mà các cơ sở kinh doanh ăn uống, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đã có đăng ký danh mục kinh doanh, nhằm mục đích nhắc nhở, tạo điều kiện tác động đến ý thức để người dân tuân thủ đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh chứ chưa thể kiểm tra toàn diện và sâu hơn được”.

Đoàn kiểm tra liên ngành lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối Phường 7, TP Cà Mau.

Dù chưa ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm nào trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, nhưng bằng mắt thường vẫn có thể đánh giá được mức độ phức tạp của tình trạng thực phẩm chưa được bảo quản đúng tiêu chuẩn, nhất là trong cao điểm nắng nóng hiện nay và thời điểm giao mùa sắp tới. Ở không ít điểm kinh doanh ăn uống (nhất là đối với các điểm tự phát, không có giấy phép đăng ký kinh doanh) việc sử dụng dao, thớt dùng chung cho cả việc thái thịt sống lẫn thịt chín là khá phổ biến; công tác bảo quản thực phẩm sau chế biến rất sơ sài; rau củ chưa được ngâm, rửa kỹ theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. Nhiều hộ bán thức ăn chín còn đặt cạnh các quầy bán thịt, cá tươi, đây chính là cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột và các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác hoạt động mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng, nếu việc bảo quản thực phẩm không đúng cách và công tác quản lý thức ăn đường phố không được siết chặt.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Sử, Trưởng khoa Sức khoẻ môi trường, Y tế trường học và Bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cà Mau, cho biết thêm: “Hiện nay có 3 mối nguy từ an toàn thực phẩm, đó là mối nguy sinh học, mối nguy từ hoá học và mối nguy vật lý (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và các mảnh vỡ của kim loại lẫn trong thực phẩm). Trong đó, mối nguy thường gặp, cũng là nguy hiểm nhất chính là ô nhiễm thực phẩm do vi khuẩn tạo nên. Điển hình nhất là độc tố vi nấm Aflatoxin, với việc đun nấu thông thường sẽ không diệt được chúng. Do đó, biện pháp tốt nhất là phòng bằng cách giữ không cho thực phẩm bị ô nhiễm nấm mốc, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, kiểm tra thường xuyên để phát hiện có dấu hiệu bất thường mà loại bỏ. Riêng trong sản xuất và chế biến, không nên dùng thực phẩm đã bị mấm mốc để làm nguyên liệu”.

Thời gian qua, tại một số địa bàn tỉnh, thành phố trên cả nước đã xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Tỉnh Cà Mau là vùng nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm quanh năm, việc phát sinh các loại vi rút, vi khuẩn trong thực phẩm là điều rất dễ xảy ra. Do vậy, mọi người cần tích cực, chủ động kiểm tra và thực hiện tốt các biện pháp bảo quản thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng./.  

Phương Vũ

 

Cà Mau tăng cường quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Cần có bước tiến trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm để tạo nền tảng vững chắc hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Viện Pasteur nâng cao năng lực xét nghiệm cho y tế tuyến tỉnh, huyện

Sáng 25/6, Viện Pasteur phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau tổ chức khóa tập huấn “Đánh giá nội bộ về quản lý chất lượng xét nghiệm y học”.

Triển khai rộng rãi dịch vụ xét nghiệm HIV Online

Sau hơn 3 năm triển khai mô hình xét nghiệm HIV Online thông qua website: “tuxetnghiem.vn” tại tỉnh Cà Mau, cho thấy sự tiện ích rõ rệt từ mô hình này. Hiện nay, ngành y tế tăng cường các hoạt động truyền thông để đưa dịch vụ thực hiện rộng rãi trong cộng đồng.

Vì đôi mắt trẻ thơ

Với mong muốn mang lại ánh sáng và sự tự tin cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn bị các bệnh về mắt, vừa qua, Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh phối hợp cùng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, các chuyên gia đến từ TP Hồ Chí Minh và Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan (ECF) tổ chức đợt phẫu thuật mắt miễn phí cho hơn 60 trẻ dưới 15 tuổi mắc các bệnh lý lé mắt, sụp mi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ hút thuốc lá

Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch. Để phòng bệnh tim mạch, một trong những biện pháp đơn giản là không sử dụng thuốc lá và sống trong môi trường không khói thuốc lá.

Tận tâm vì sức khoẻ Nhân dân

Phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành y tế, những năm qua, đội ngũ thầy thuốc trẻ tỉnh Cà Mau nỗ lực học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao y đức. Qua đó, đã có những tấm gương sáng, điển hình tiên tiến vì sức khoẻ của người dân.

Vì môi trường không khói thuốc

Trong khói thuốc có khoảng 7.000 chất hoá học, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây ra 25 nhóm bệnh khác nhau, bao gồm 11 loại ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khoẻ sinh sản của cả nam và nữ giới. Ước tính cứ 2 người hút thuốc lá thì có 1 người sẽ chết sớm, trong đó 1/2 số ca tử vong xảy ra ở tuổi trung niên.

Nguyên nhân và tác hại của thừa cân béo phì ở trẻ em

Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ (Theo WHO).

Không chủ quan với ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những căn bệnh ác tính, bệnh có thể tiến triển và di căn gây nguy hiểm dẫn đến khả năng tử vong cao, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh cho thấy, tỷ lệ sống sau 5 năm của những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị kịp thời sẽ lên tới 92%.