ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 17:23:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động nguồn nước sinh hoạt

Báo Cà Mau (CMO) Nước sạch sử dụng trong sinh hoạt là nhu cầu cấp thiết của người dân. Ở một số vùng nông thôn, mỗi khi mùa hạn đến, nguồn nước ngầm từ giếng khoan thường xuyên bị nhiễm phèn mặn, gây khó khăn cho nhu cầu sinh hoạt của bà con. Do vậy, vào mùa mưa, bà con thường sử dụng nhiều vật dụng để trữ nước, tận dụng nguồn nước trời để dành phục vụ nhu cầu sinh hoạt mùa hạn năm sau.

Trải qua những mùa hạn thiếu nước, nhiều hộ dân tại xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời thấm thía nỗi vất vả vì nhiều giếng khoan bị nhiễm phèn, mặn. Do vậy, năm nay khi mùa mưa đến sớm, bà con nơi đây vui mừng chủ động dự trữ nguồn nước mưa để phục vụ nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Trước đây, xã Khánh Bình Ðông có 2 trạm bơm ở Ấp 2 và Ấp 4 phục vụ nước ngọt sinh hoạt cho hơn 200 hộ dân. Năm 2020, khi trạm bơm tại Ấp 2 bị hư, bà con quanh vùng chật vật với nguồn nước sinh hoạt.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Ðông Cao Văn Ðạt cho biết: “2 trạm bơm của xã được đầu tư theo Chương trình 135 từ hơn 10 năm trước. Do sử dụng quá lâu nên hư 1 trạm tại Ấp 2. Ða phần các hộ dân đều sử dụng nước giếng khoan nhưng do nhiều giếng khoan bị nhiễm phèn mặn, gây không ít khó khăn trong sinh hoạt. Vì vậy, mùa mưa đến, bà con thường chủ động trữ nguồn nước mưa để sử dụng”.

Gia đình chị Huỳnh Hồng Ðào, ở Ấp 5 có 4 nhân khẩu. Tuy sống gần trung tâm xã nhưng hơn 8 tháng nay, chị Ðào phải chật vật tìm nguồn nước ngọt sinh hoạt, vì trạm bơm đã bị hư. Chị Ðào cho biết: “Ngoài nước đìa phục vụ tưới tiêu, dội rửa chuồng trại chăn nuôi, tôi phải kéo ống hơn 100 m từ nhà mẹ chồng sang để có nguồn nước ngọt sinh hoạt. Nước này cũng là nước giếng khoan hộ gia đình kéo về nên bồn 2.000 lít phải bơm cả ngày mới đầy”.

Chị Ðào cho biết, mỗi năm, vào mùa mưa, chị đều chuẩn bị các vật dụng nào phuy, kiệu, thùng… để dự trữ nước mưa sử dụng. Tận dụng nguồn nước mưa, chị nấu ăn, giặt giũ nhằm giảm chi phí sinh hoạt trong gia đình. Còn nước uống thì thường sử dụng nước bình, mỗi tháng hơn 7 bình nước, mỗi bình giá 12.000 đồng.

Gia đình bà Bùi Kim Xuyến, ở Ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, cũng nằm trong vùng nguồn nước bị nhiễm phèn, mặn nên việc tận dụng nguồn nước mưa từ lâu đã trở thành thói quen của gia đình bà mỗi khi mùa mưa đến.

Bà Xuyến trần tình: “Cả xã có 2 trạm bơm làm sao phục vụ hết hơn 4.000 hộ dân. Do vậy, mỗi gia đình cần chủ động dự trữ nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài nước giếng, bà con nơi đây luôn chủ động nguồn nước mưa để dự trữ phục vụ cho mùa hạn. Nhiều người cho rằng, nước mưa vẫn còn sạch vì cách xa các nhà máy, xí nghiệp nên họ dùng để nấu ăn, giặt giũ”.

Thấy được nhu cầu dự trữ nước ngọt rất cần thiết nên Hội LHPN xã Khánh Bình Ðông đã tận dụng các nguồn lực hỗ trợ nhiều chị em khó khăn có bồn chứa nước. Từ năm 2018 đến nay, hơn 2.077 bồn chứa nước từ 1.000-2.000 lít được hỗ trợ đến phụ nữ trong nhiều chương trình nước sạch, chống hạn mặn… Ngoài ra, Hội LHPN xã còn phối hợp với các đơn vị để chị em trong hội mua bồn trả góp lãi suất thấp, tạo điều kiện cho gia đình có nước sử dụng hàng ngày.

Những bồn chứa nước được hỗ trợ giúp người dân chủ động nguồn nước sinh hoạt.

“Chúng tôi chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp trên tranh thủ nguồn hỗ trợ bồn chứa nước cho các hộ gia đình khó khăn. Ðể giải quyết bài toán nước sạch, UBND xã đang phối hợp xây dựng 1 giếng khoan tại Ấp 5 với độ sâu gần 200 m, phục vụ nước sạch sinh hoạt. Hiện tại, trạm này đang dần hoàn thiện. Ngoài ra, còn phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Cà Mau đấu nối đường ống với xã Trần Hợi để phục vụ nước sạch cho những ấp lân cận xã này. Chúng tôi quyết tâm bằng mọi cách cho bà con nơi đây có nước sạch sinh hoạt ổn định, tránh tình trạng thiếu nước vào mùa hạn”, ông Cao Văn Ðạt chia sẻ./.

 

Hằng My

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.